Affichage des articles dont le libellé est Âm nhạc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Âm nhạc. Afficher tous les articles

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

mercredi 21 février 2024

Tiểu Vũ - Một chiều biên giới

 

Bốn mươi lăm năm trôi qua, bài hát “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung (phổ thơ Lò Ngân Sủn) vẫn còn nguyên sức lay động lòng người bởi giai điệu và ca từ quá đẹp, bài hát nhắc nhớ về một thời hàng triệu thanh niên lên đường quyết tâm bảo vệ biên cương tổ quốc.

Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1979) lúc 4 giờ 17 phút sáng 17 tháng Hai, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc dội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy và xóm làng của người dân.

Từ thời khắc đó, một lần nữa cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của dân tộc ta bắt đầu được đánh dấu bằng những trận chống trả quyết liệt, hàng triệu người đã đổ xương máu để bảo vệ từng tấc đất của tiên tổ cha ông để lại.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chúng tôi đã từng yêu Hà Nội

Tôi tin rằng những người miền Nam lứa tuổi sinh từ 5x, 6x đều đã từng yêu Hà Nội khi học tại nhà trường và đọc văn chương những người gốc Bắc.

Hà Nội trong văn Thạch Lam rất nhân bản và hiền lành. Hà Nội trong Vũ Bằng, Khái Hưng, Huy Cận, Thâm Tâm, Tô Hoài... hồn hậu và lãng mạn, Hà Nội, Hà Nam trong hồi tưởng Duyên Anh tràn đầy kỷ niệm yêu thương.

Và do văn chương miền Nam không phân biệt chính trị, Hà Nội trong thơ Quang Dũng thật hào sảng.

lundi 12 février 2024

Jimmy Nguyen Nguyen - Mồng 2 đi chùa

 

Như tục lệ, ngày mồng 2 là bà con đi thăm các chùa, nhiều chừng nào tốt chừng ấy, Tết năm nay rơi trúng ngày cuối tuần nên thật trọn vẹn.

Ờ ! đến chùa để sám hối, để tưởng nhớ người đã mất, để cầu nguyện cho một tương lai...Nhưng cái chính là để... chụp hình. Tui cũng là "nhiếp ảnh gia" có hạng. Đổ tiền mua máy và ống kính khá nhiều. Máy mắc tiền, mua là nghèo, chụp vẫn thua iPhone hay Samsung. Giờ bỏ hết, xách điện thoại cho nhẹ nhàng.

Đi chụp cho mấy nàng mình còn phải xách thêm "đạo cụ" như dù, các loại mũ nón...   Tiếc rằng "thợ chụp" kỳ này mắt không thấy đường, ra nắng là hoa mắt, bởi dzậy chụp mấy trăm tấm chỉ lấy được…mấy tấm.

vendredi 9 février 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Ca sĩ gốc Việt tranh giải Victoires de la Musique của Pháp

 

Tối 09/02/2024 sẽ diễn ra Giải thưởng âm nhạc lần thứ 39 mang tên Victoires de la Musique tại Paris. Đây là giải thưởng âm nhạc danh giá nhất của nước Pháp và các nước nói tiếng Pháp.

Théo Marclay, ca sĩ người Thụy Sĩ gốc Việt được đề cử trong hạng mục “Phát hiện Nam trong năm”. Với hơn 30 triệu lượt nghe cho ca khúc Dépassé, Théo Marclay là một ứng viên sáng giá cho giải thưởng.

Anh cũng sẽ được vinh dự trình bày trực tiếp một ca khúc trên sân khấu. Dĩ nhiên, rất có thể sẽ là Dépassé, ca khúc mang lại cho anh sự nổi tiếng và nhiều giải thưởng quan trọng.

jeudi 8 février 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Dépassé

 

Nuit Incolore, tên thật là Théo Marclay, sinh năm 2001 tại Việt Nam. Anh được một cặp vợ chồng người Thụy Sĩ nhận làm con nuôi lúc chỉ tròn 5 tháng tuổi.

Cùng cha mẹ, Théo lớn lên tại làng Fully thuộc bang Valais. Cha mẹ anh có một cửa hàng bán nhạc cụ nên từ bé, Théo đã được đắm chìm trong thế giới âm nhạc và đã theo học đàn piano tại Nhạc viện.

Năm 2020, khi đang là sinh viên trường Đại học Fribourg thì đại dịch Covid ập đến khiến Thụy Sĩ rơi vào tình trạng bán giãn cách. Théo một mình trong căn phòng ký túc xá chỉ rộng khoảng 15 mét vuông, không giảng đường, không bạn bè, không hoạt động âm nhạc… Chính trong bối cảnh ấy, Théo đã sáng tác nhạc phẩm Dépassé. Anh làm việc một cách miệt mài, mỗi đêm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng.

mercredi 7 février 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nghe lại những khúc ca xuân

 

Những ngày này ở Việt Nam những ca khúc xuân vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm, làm cho mình dù đang rất bận việc mà lòng cũng rộn ràng. 

Mùa xuân. Chỉ hai chữ đó cũng đủ gợi cho chúng ta một sự mới mẻ và tươi trẻ. Ba ngày Tết đánh dấu một sự khởi đầu mới, một trang sử mới, một tuổi mới. Có lẽ chính vì vậy mà mùa xuân và ngày Tết là cảm hứng của biết bao sáng tác thơ, văn và nhạc.

Nhưng tôi có cảm giác những sáng tác về xuân thời trước 1975 có sức sống rất mãnh liệt so với những ca khúc sau này. Có những ca khúc đã được viết ra từ những 60-70 năm trước mà tới nay vẫn còn được yêu chuộng khi mỗi dịp xuân về.

lundi 5 février 2024

Thọ Nguyễn - Chuyện vui cuối tuần Swing States or Swift States

 

Nước Mỹ có nhiều điều kỳ lạ và những điều đó thường thay đổi thế giới.

Khi FIFA quyết định tổ chức World Cup bóng đá 1994 tại Mỹ, nhiều người hỏi: Mỹ không biết đá bóng mà lại cho đăng cai giải vô địch thế giới ở đó làm gì? Ngoài chuyện dân chúng nước sở tại hờ hững, còn phí một vé vòng chung kết cho một đội bóng cỡ nghiệp dư.

Chủ tịch FIFA lúc đó là ông João Havelange, (người Brazil) nói: Nếu chúng ta làm cho người Mỹ thích bóng đá thì sức mạnh Mỹ sẽ đẩy bóng đá thế giới đến một bước mới về chất.

dimanche 29 octobre 2023

Stephen Nguyễn - Lật màu trắng đen

 

Tôi cho rằng, mấy chục triệu dân miền Nam thời ấy cũng tin rằng, nếu người cộng sản không cướp miền Nam thì xã hội miền Bắc ngày nay sẽ không khác gì tấm hình này. Một xã hội mang một màu xám xịt.

Người dân miền Bắc sẽ không khác gì người dân Triều Tiên hiện nay. Nghèo đói thực phẩm, nghèo đói thông tin, nghèo đói văn hóa.

Cưỡng chiếm miền Bắc gần 80 năm rồi. Cướp miền Nam cũng gần 50 năm rồi. Văn hóa cách mạng cứ dần bay màu, hay bị mất niềm tin.  Xã hội Việt Nam thay đổi từ từ, một cách gượng gạo, từ đỏ sang vàng hay xanh.

dimanche 22 octobre 2023

Cù Mai Công - 'Sình-gà-pò đẹp lắm, Sình-gà-po, Sình-gà-po...'

 

Không chỉ phim ảnh, không hiếm kiểu cách sinh hoạt, lối sống xã hội hiện nay cũng “lai” Tàu, copy - past từ ông bạn “16 chữ vàng”.

Chẳng hạn lối lát đá vỉa hè có một dải sọc chạy ngang ở TP.HCM lâu nay, khá giống kiểu lát đá vỉa hè ở Bắc Kinh, Thượng Hải cách đây hơn 20 năm mà tôi thấy. Nhiều mô đen quần áo hiện nay không chỉ giống Hàn đâu, có cả Trung nữa đó. Ẩm thực cũng vậy, món dimsum coi bộ sành điệu hơn điểm tâm dù thật ra viết như nhau 点心… Kể sao cho xuể.  

Chẳng bù xưa kia, một số nhạc phẩm ở miền Nam đã được các ca sĩ, nhạc sĩ nước ngoài thích thú, hâm mộ sử dụng nhạc, đổi lời như “Sài Gòn đẹp lắm”, “Diễm xưa”, “Không”

vendredi 20 octobre 2023

Phan Thúy Hà - Câu chuyện của người cuối cùng trong vụ án nhạc vàng cách đây gần nửa thế kỷ

Bảy thanh niên đứng trước vành móng ngựa vì tội chơi nhạc vàng (đàn, hát, nghe hát), Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xử sơ thẩm trong ba ngày 6,7,8 - 1/1971, nay chỉ còn bác Lộc Vàng.

Bị còng tay vào Hỏa Lò tháng 3/1968, ba tháng sau, bác và hai người bạn (Toán, Thành) đang bị giam ở ba chỗ, được gọi lên, bảo: Chúng tôi chưa được nghe các anh hát, bây giờ chúng tôi muốn được nghe các anh đàn và hát những bài các anh thường hát, để cho chúng tôi rút kinh nghiệm trên con đường sáng tác.

Ôi, nghe thế sướng quá. Như vậy là họ hiểu rồi.

samedi 30 septembre 2023

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho nhạc sĩ Y Vũ

 

Tin nhạc sĩ Y Vũ tạ thế đến với tôi thật bất ngờ. Tôi quen ông trong hoàn cảnh lưu vong gặp lưu lạc.

Năm 1981 sau khi rời khỏi quân lao H39, tôi tao ngộ ông tại một quán cóc liêu trai dưới chân cầu Công Lý, trước nhà chị Đông Phương Huệ. Lúc đó tôi đạp xích lô và ông bán ve chai.

Tôi cực kỳ ngạc nhiên về Y Vũ, em trai nhạc sĩ Y Vân khét tiếng. Trong khi người anh trai kín đáo quý phái bao nhiêu, thì ông giang hồ bấy nhiêu. Ông dám đi bán ve chai cùng với các dị nhân văn nghệ thuở ấy như Nguyễn Ước, Phan Trần Hoạt, Phù Hư, Sơn Quăn, Ngô Tá Tích.

Võ Khánh Tuyên - Vũ đã theo Kim

 

Tôi tuy sinh sau đẻ muộn, cách cả hai, ba thế hệ nhưng có những "trend" như mới.

Như hồi đó, mỗi lần chọc mấy cô gái trong lớp, thấy cô nào buồn buồn rầu rầu thì hay buột miệng. Rằng: Cớ sao buồn này... Lan (Trinh, Thanh, Hương...tùy ý). Mà ít khi để ý nó là câu đầu trong bản "nhạc giựt" Kim theo điệu Twist của Nhạc sĩ Y Vũ. Ông viết Kim năm 1965 sau khi quen với cô vũ nữ ở vũ trường Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Y Vũ có ít tác phẩm, vì vốn dĩ ông là nhạc công, khác với ông anh của mình là nhạc sĩ Y Vân.

mardi 26 septembre 2023

Jimmy Nguyen Nguyen - Mai

 

Thế hệ tui chứng kiến các văn nghệ sĩ "đi" lai rai. Quốc Dũng mất vậy là sớm và nghe nói không đi đứng được cả mười năm vì tai nạn. Ảnh nổi tiếng với nhạc phẩm Mai. Dễ hát, dễ đàn.

Hồi sinh viên tui cũng có nghêu ngao bài hát này mấy lần, chỉ một bài đó. Trước 75, tui nhớ có được xem truyền hình Quốc Dũng hát và đệm đàn (piano), nhạc phẩm Mai. Nhìn ảnh đẹp trai quá xá, lại có dáng dấp thư sinh. Sau này được xem cũng trên truyền hình cô Thanh Mai hát nhạc phẩm này. Không biết có phải ảnh viết cho Thanh Mai không.

Những sáng tác sau 75, tui không rành lắm. Với tui thì nhạc của ảnh chưa đủ độ "phê". Nhưng có lẽ nhờ có ảnh mà mình biết đến giọng ca Bảo Yến. Nghe chị ca bài nào cũng "phê" thật sự. Ngay cả khi chị trình bày các bài nhạc mà có các từ ngữ như Tổ Quốc, Nông Trường....

lundi 25 septembre 2023

Huy Đức - Nhạc sĩ Quốc Dũng [1951-2023]

 

Vào Sài Gòn năm 1983, Tụ điểm 126 cách Trường Chuyên gia Quân sự 481 chỉ một cái "bùng binh..."

Rất biết Nhã Phương, Bảo Yến, nhưng phải rất lâu sau đó chúng tôi mới biết người chồng tài năng của Bảo Yến, nhạc sĩ Quốc Dũng.

Sau 1975, tên tuổi những người Việt Nam tài năng nhất sống ở miền Nam [như Cung Tiến, Phạm Duy, Phạm Đình Chương...] đều biến mất trên báo chí và sân khấu nhà nước.

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951-2023): “Danh tiếng chỉ là số mệnh”

 

Buổi chiều 24 Tháng Chín, gia đình của ca sĩ nhạc sĩ Quốc Dũng cho hay, ông đã lặng lẽ ra đi vào buổi trưa, sau những ngày tháng bệnh tật.

Nhạc sĩ Quốc Dũng là một trong những nhân tài đặc biệt của thế hệ vàng nhạc trẻ miền Nam Việt Nam. Cùng lứa với ông là Bảo Chấn, Đức Huy, Nam Lộc… cũng sắp bước qua thập niên 70 của đời người. Nếu còn sống, thì Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang cũng đã 77, 76 tuổi.

Nhiều năm nay, những người yêu mến di sản văn hóa miền Nam đã đón nhận quá nhiều tin buồn, nên tin về sự ra đi của nhạc sĩ Quốc Dũng như thêm một tiếng chuông điểm lặng lẽ vào khoảng không gian phải đến, trong sự nuối tiếc khó tả.

lundi 21 août 2023

Nguyễn Tuấn Khoa - Thăm nhạc sĩ Văn Cao

 

(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao)

Hồi trẻ tôi mong có ngày ra Hà Nội để đi thăm hai tượng đài của tôi: nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Hoàng Dương. Cái ngày đó rồi cũng đã đến.

Năm 1992, tôi đường đột ghé thăm nhà nhạc sĩ Văn Cao ở phố Yết Kiêu. Ông mở cổng hỏi:

- Cậu tìm ai? 

- Cháu muốn gặp bác Văn Cao.

dimanche 4 juin 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Nhạc sĩ của hòa hợp dân tộc

 

Nhạc sĩ Xuân Tiên, tác giả của những câu nhạc như "Ơi tình Bắc duyên Nam là duyên / Tình chung muôn đời ta đắp xây", mới qua đời ở Sydney ngày 02/06/2023, thọ 102 tuổi.

Ông tên thật là Phạm Xuân Tiên, sanh năm 1921 tại Hà Nội, trong một gia đình 6 anh em đều được học nhạc. Nhạc sĩ Xuân Lôi, từng nổi tiếng trong làng nhạc thời trước 1975 ở miền Nam, chính là anh của ông. Năm 1952, ông di cư vào Nam vì thấy "miền Nam khí hậu ấm áp, dân tình hiền hòa, trong khi Hà Nội lạnh lắm không thích." (trích hồi ký "Những mẩu chuyện giữa hai thế kỷ"của ông). Và, ở trong Nam ông trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng.

Thật ra, ông tự xem mình là một nhạc công hơn là một nhạc sĩ. Ông cho biết rằng sáng tác nhạc chỉ là 'nghề tay trái', còn chơi nhạc trong các ban nhạc mới là nghề nghiệp chánh. 

vendredi 2 juin 2023

Nguyễn Gia Việt - Nhạc sĩ Xuân Tiên đi về miền xa nhớ

 

Nhạc sĩ Xuân Tiên tên thực là Phạm Xuân Tiên, sanh ngày 28 tháng 1 năm 1921 tại Hà Nội, mất ngày 2 tháng 6 năm 2023 ở Úc. Ông là nhạc sĩ đại thọ của làng nhạc vàng Việt Nam, thọ 103 tuổi.

Cuối năm 1942, Xuân Tiên cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh hát Tố Như vào Nam trình diễn ở Sài Gòn. Năm 1952 ông vào Sài Gòn sống luôn.

Bài hát đầu tiên của Xuân Tiên là bài "Chờ một kiếp mai", Xuân Tiên viết nhạc Ngọc Bích viết lời :

Hiệu Minh - Nguyễn Đình Toán, người ghi sử bằng ảnh

Trong đời thợ ảnh kiêng nhất là chụp chân dung. Nếu ảnh đẹp là do mẫu đẹp, nếu xấu chắc chắn do thợ ảnh. Chưa kể chụp xong, mất tiền phim, bỏ tiền rửa, mang đến cho người ta. Không may ảnh xấu bị bĩu môi, ảnh đẹp đút túi và ít người nghĩ phải trả tiền mà không biết người chụp ảnh cũng phải ăn.

Chả hiểu sao anh Nguyễn Đình Toán lại chọn cái nghề khốn khổ ấy. Và lại chụp văn nghệ sĩ, hầu hết nghèo.

Nhớ lần về Hà Nội năm 2009, trong một cuộc gặp các blogger Hà Nội do anh Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập tổ chức đón Thanh Chung New York, mình được ăn ké. Thấy mình giơ cái máy Canon kỹ thuật số chụp lung tung, dùng chế độ Auto, một anh đầu bạc với nụ cười hiền thân thiện hỏi muốn xem.