Affichage des articles dont le libellé est Đường sắt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đường sắt. Afficher tous les articles

lundi 8 janvier 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 08/01/2024

 

1. Trên chiến trường có gì?

Theo bản tin chiến sự của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, ngày hôm qua là ngày có khá ít các cuộc chạm súng (29 cuộc) – là ít hơn khá nhiều so với các ngày trước. Chẳng hạn hướng Kupyansk, Nga tấn công 2 cuộc, Lyman 3 cuộc, Bakhmut 1 cuộc, Avdiivka 5 cuộc… Chiến trường miền Nam, hoạt động tấn công của quân Nga khá yếu.

Đặc biệt sau tin chỉ trong ngày 05/01/2024 quân Nga đã tổ chức đến 10 đợt tấn công nhằm thủ tiêu bàn đạp của Ukraine bên tả ngạn sông Dnipro ở Kherson, thì hôm qua (07/01) chúng chỉ còn tổ chức được hai đợt. Bài hôm đó ở đây.

Bình loạn : Có phải ở hướng Kupyansk quân Nga không có hoạt động tấn công mạnh như tuần trước, tuần trước nữa… là để chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công to lớn hơn? – Tôi xin gác vấn đề này lại đến cuối bài sẽ “xử lý” nó sau.

lundi 1 janvier 2024

Trần Thanh Cảnh - Nói nốt chuyện 2023

1, Không hiểu sao rập rình bao nhiêu năm rồi mà không kết nối được hai tuyến đường sắt với Trung Quốc: Hải Phòng - Côn Minh và Hà Nội- Nam Ninh! Những tuyến này thậm chí, đã có lịch sử khai thác từ thời Pháp thuộc.

Những tưởng chuyến thăm Hà Nội vừa rồi của Tập Cận Bình sẽ có cái kết quả cụ thể mang tên đường sắt. Nhưng không. Không thấy gì cụ thể ngoài những xã giao chung chung mang tính chất "đường lối"! Đón rước hoành tráng với 21 phát đại bác rền vang thế chỉ...phí tiền dân!

Xem ra bạn Thái Lan đã vượt mặt chúng ta xa. Họ kết nối đường sắt với Trung Quốc để bán nông sản vào cái thị trường khổng lồ kia thì, nông dân họ tha hồ sướng...

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Đường sắt Bắc-Nam : Cần một trí sáng mạnh mẽ

 

Đã thay mấy bộ trưởng, nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn kiên trì đề xuất phương án chở khách mà không chở hàng cho Đường sắt Bắc–Nam (ĐSBN). Dường như có một “mạch nước ngầm” xuyên suốt.

1. Tuy hai mà một

Ngay từ ban đầu Bộ GTVT đã kiên trì đưa ra một phương án duy nhất cho đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (ĐSTĐCBN) là chở khách mà không chở hàng. Đó là xây mới ĐSTĐCBN đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục, khai thác riêng tàu khách.

Theo đề xuất của Bộ GTVT, nếu thực hiện đầu tư ĐSTĐCBN chuyên chở khách, với tốc độ tốc thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320 km/h thì tổng mức đầu tư dự án khoảng 58,7 tỉ USD.

mercredi 26 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Cần xác định lại giá thành đường sắt tốc độ cao

 

1.

Đường sắt Việt Nam vô cùng lạc hậu. Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao vừa chở khách vừa chở hàng, thông suốt từ Cần Thơ - TPHCM -Hà Nội - Lạng Sơn là điều bắt buộc.

Vì thế rất mừng khi nghe tin Thủ tướng đề xuất ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ. Vấn đề không thể không bàn là giá thành đắt đỏ.

Theo thiết kế, tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ dài 174,41 km, tốc độ chở khách 190 km/h, tốc độ chở hàng 120 km/h, có 15 nhà ga, 11 trạm bảo dưỡng. Tổng mức đầu tư 9,07 tỉ USD.

dimanche 28 août 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Shinkansen ở Việt Nam?

 

(VnExpress 27/08/2022) Lãnh thổ Việt Nam trải dài Bắc - Nam, phù hợp cho một hệ thống giao thông theo sơ đồ xương cá.

Chỉ cần một trục đường sắt xương sống Bắc Nam duy nhất được xây dựng trước, "xuyên táo" hầu hết tỉnh thành cả nước, thì sẽ giải quyết cơ bản vấn đề giao thông vận tải.

Đặc điểm này rất khác với các nước có lãnh thổ trải rộng dài cả Đông - Tây, Nam - Bắc, dẫn đến hệ thống đường sắt phải nối vòng các tỉnh thành, cộng với các đường xuyên tâm, tạo nên một hệ thống giao thông nhiều contour (đường) phức tạp, tốn kém.

jeudi 18 août 2022

Bông Lau - Chiến tranh du kích

 

Cuối cùng thì Cục An Ninh Liên Bang Nga (Federal Security Service - FSB) tuyên bố những vụ nổ bí ẩn của các kho đạn, kho xăng, các trạm điện cao thế, ở bán đảo Crimea và trong nội địa Liên Bang Nga (Kurchatov - phía bắc Kharkiv), là do các hoạt động phá hoại.

Bởi vì các vụ nổ này nằm ngoài tầm của các giàn phóng hỏa tiễn lưu động M142 và M270 mà Hoa Kỳ và NATO viện trợ cho Ukraine.

Nói toạc móng heo ra là do bàn tay bí mật của kháng chiến quân du kích Ukraine.

vendredi 17 décembre 2021

Tàu Cát Linh diễn tập không báo trước: Rồi sự cố thật cũng chỉ là diễn

 

( 16/12/2021) Sau sự cố mất tín hiệu tàu Cát Linh- Hà Đông, metro Hà Nội giải thích đó là “diễn tập”. Vừa xong, họ tuyên bố sẽ còn có thêm những tình huống diễn tập sự cố bất ngờ, và “không báo trước cho hành khách”.

Tối 7.12, đoàn tàu thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông bất ngờ gặp sự cố “mất tín hiệu” khiến tàu “đứng ịch một chỗ”.

Khoảng 30 hành khách đã được sơ tán khỏi tàu.

vendredi 10 décembre 2021

Võ Xuân Sơn - Sự cố đi tàu

 

Người Việt Nam khi đến Nhật, một trong những cái khó khăn là việc đi tàu.

Có lẽ tàu (hiểu theo nghĩa là xe chạy trên đường rầy) ở Nhật nó nhiều và dày đặc nhất thế giới. Và nó cũng cực kỳ phức tạp. Tất cả đều là tàu chạy điện cả, nên nói tàu điện theo tiếng Việt thì dễ hiểu sai, vì nó bao gồm cả tàu cao tốc xuyên nước Nhật.

Có rất nhiều hãng tàu ở Nhật. Có lẽ lớn nhất là JR (Japan Railway). Hãng này có hai hệ thống tàu tách biệt, chạy trên đường ray riêng, có nhà ga riêng. Đó là hệ thống tàu cao tốc Shinkansen, và hệ thống tàu thường. Có nhiều loại tàu Shinkansen, tàu dừng ít ga hơn, tàu dừng nhiều ga hơn. Cũng có nhiều loại tàu thường, chậm, nhanh...

Hoàng Hải Vân - Chính quyền Hà Nội giỡn với hành khách !


Sau khi xảy ra mất tín hiệu 30 phút, người ta mới thông báo đó là do Sở Giao thông Hà Nội kích hoạt sự cố để diễn tập mà không báo trước cho Metro Hà Nội khiến cho họ tưởng là sự thật.

Còn nói, đây là một trong 63 tình huống khẩn cấp phải trải qua tập luyện.

Mấy anh không thông báo cho nhau thì mặc mẹ mấy anh. Nhưng hành khách thì một số đang lên tàu, mấy anh bảo xuống tàu để đi xe buýt. Một số đang từ ga khác chạy về, mấy anh buộc phải quay đầu trở lại.

vendredi 26 novembre 2021

Nguyễn Thông - Liệu có “ngày đàng sàng khôn”? (1)

 

Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhắc con cháu đừng có suốt ngày ru rú trong lô cốt pháo đài tự sướng với nhau đất nước chưa bao giờ thế này, chưa bao giờ thế nọ.

Đi cho thêm khôn bớt lú, mở con mắt nhìn cái hay của thiên hạ mà học hỏi, “đi cho biết đó biết đây/ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Đi với mục đích vậy, chứ không phải để khoe khoang hoặc xin xỏ, kiểu như chúng ta thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, kiểu như ngoại giao vác rá thời xưa. Mở rộng quan hệ làm ăn là một chuyện, mà quan trọng nhìn thấy người ta thế nào rồi về mà sửa mình.

dimanche 21 novembre 2021

Huỳnh Ngọc Chênh - Cát Linh Hà Đông

 

Sáng nay, ngày đầu tiên tàu đường sắt trên cao chạy ngang qua nhà tui bán vé, lại đang rảnh nên muốn làm một chút trải nghiệm trên con tàu hiện đại nhất Việt Nam và lãng phí tiền nhất thế giới. Mười lăm kilomet mà ngón gần hết 1 tỉ đô la, xây dựng kéo dài hơn 10 năm gây ra bao nhiêu tổn thất, mới chạy được.

Vé lên tàu 10 ngàn đồng để đi từ trạm Thượng Đình về Cát Linh. Cô bán vé còn gài tui, hỏi chú có mua vé về không, tui nói để khi về tính.

Công bằng mà nói thì các trạm dừng sạch sẽ, có thang cuốn đi lên, có cả thang máy cho người tàn tật (nhưng chưa đưa vào sử dụng).

mardi 16 novembre 2021

Mạc Văn Trang - Xin rút đề xuất thi thơ

 

Hôm 9/11, trước khí thế dân Thủ đô tưng bừng náo nức tràn đầy niềm hân hoan, chen nhau đến nghẹt thở, đón mừng khai trương tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Nhà cháu thấy trong lòng cũng râm ran, rạo rực, nên đề xuất mở cuộc thì Thơ về tuyến đường sắt lịch sử này.

Nhưng nay một lão bạn ở Hà Nội bảo phải dẹp ngay chuyện Thi Thơ đi!

Hôm nay Lão đã lên tàu đi thử. Tàu vắng hơn chùa bà đanh; tàu chạy lắc lư, dập dình và tiếng ồn thì hơn tàu điện thời Pháp thuộc!

samedi 23 octobre 2021

Lưu Trọng Văn - Cái chết của cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam và sợi dây cột chó...


Gã không quên được ông Nguyễn Xuân Hữu khi gặp ông bên suối Trà Nô, căn cứ của Khu ủy Khu Năm thời chiến tranh. Ông cao lớn rậm râu, sống chết với Dân suốt hai cuộc kháng chiến ác liệt tại khu Năm, được Dân thương gọi là thằng Bảy Râu.

Ông là thường vụ khu ủy, chỉ xếp sau ông Võ Chí Công và Chu Huy Mân. Sau này khi là ủy viên trung ương, bí thư Phú Khánh, biết cha gã đang ở Nha Trang, ông rất mê thơ nên đã mời cha gã ăn cơm rồi thơ phú. Gã có ăn theo buổi thơ phú ấy. Ông Bảy nói về mơ ước của ông đi tàu hỏa từ Hà Nội vào Nha Trang chỉ mất 10 tiếng, từ Nha Trang vào Sài Gòn chỉ hai tiếng.

Không biết cái mơ ước con tàu hỏa ấy có thấm vào cậu con trai Nguyễn Hữu Thắng của ông không? Chỉ biết Thắng đã vào ngành đường sắt rồi lần lượt thăng tiến, tháng 6 năm 2010 lên đến chức cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.

lundi 18 octobre 2021

Tạ Duy Anh - Tại bọn Tầu hay bọn ta ?

 

Đa số dư luận đều đổ lỗi việc cù nhầy về tiến độ và chất lượng của đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho nhà thầu Trung Quốc. Nhưng rất ít ai đặt câu hỏi: Thực sự thì điều đó có đúng?

Tôi cho rằng chỉ đúng một phần.

Chính phủ cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nhỏ nào để gây thiệt hại cho kinh tế và uy tín của Việt Nam. Nằm trong chiến lược tổng thể, bài bản, lâu dài làm suy yếu người láng giềng khó chịu nhất cho mục tiêu bành trướng trên biển của họ.

dimanche 17 octobre 2021

Tạ Duy Anh - From The People Of China

 

(Nhân chuyện Tổng thầu Trung Quốc bất hợp tác)

Trên những con đường vay vốn ODA của Nhật Bản, ví dụ đường Vành đai 3, cầu Nhật Tân (đẹp long lanh) và đường lên sân bay Nội Bài…cách một vài cây lại thấy có dòng chữ From The People Of Japan.

Tôi cũng thấy dòng chữ này trên những con đường cao tốc của một số nước châu Á, nơi tôi có dịp đến…và tự hiểu rằng, đó là thông lệ đối với những công trình tài trợ bằng vốn ODA (Official Development Assistance - Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức), dành cho những nước nghèo.

Lưu Trọng Văn - Cát Linh-Hà Đông: "Phát triển" gấp đôi!

 

Nguyễn Văn Thể, bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nêu: "Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án…".

Lập tức Nguyễn Thanh Nghị, bộ trưởng Bộ Xây dựng phản ứng: "Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành nghiệm thu tổng thể công trình…" mà thôi. Bởi việc nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông phải được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước kiểm tra, đánh giá và thông qua đã.

Nguyễn Văn Thể nêu:

Hoàng Hải Vân - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Ai rước thằng bá đạo này vào nắm đằng chuôi chủ quyền quốc gia?

 

Thằng bá đạo đó là thằng tổng thầu Trung Quốc được Hiệp định vay vốn chỉ định. Giờ nó tuyên bố đ*o có nghĩa vụ thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Quốc hội làm gì được nó ?

Cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ mất có 9 năm, nhưng cuộc làm cái đường sắt chỉ 13 km này đã mất hơn 10 năm vẫn chưa biết đến bao giờ xong.

Sử dụng không được, bỏ đi cũng không xong, bảo nó tuân thủ luật pháp nó không tuân thủ, chẳng lẽ đất nước này vô chủ ?

samedi 17 juillet 2021

Nguyễn Thông - Quốc hội của ai chứ không phải của tôi


Thấy báo chí nói nhiều về kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới sắp diễn ra.

Ông chủ tịch, ông tổng thư ký-chủ nhiệm văn phòng, bà trưởng ban công tác... của Quốc hội đều đăng đàn tuyên bố, giải thích này nọ. Rằng tại sao phải bầu lại, tại sao phải tuyên thệ, chính phủ mới sẽ ra sao, có mấy phó thủ tướng, v.v…

Tinh những chuyện mọi người đã tỏ, không cần phải họp, không cần phải giải thích.

vendredi 11 juin 2021

Đỗ Duy Ngọc - Bàn chút chút về đường sắt Cát Linh-Hà Đông


Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ có 13km chi phí lên đến 18.000 tỉ đồng. Thế nhưng sau một thời gian rất dài vẫn chưa đưa vào sử dụng được.

Lỗi không chỉ ở phía bên nhà thầu Trung Quốc mà còn là do lối tư duy và cách làm việc của các bộ phận liên quan của Việt Nam. Dự án kéo dài mãi, tiền mất nhiều rồi mà tật phải mang. Càng ngày dân càng mất lòng tin. Vốn dân đã không tin những gì của Trung Quốc giờ lại càng thêm chán ngán.

Theo đơn vị tư vấn ACT của Pháp, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành hệ thống metro của châu Âu.

Tạ Duy Anh - Người Pháp mà thiếu « tế nhị »


Câu nói đã thành ngạn ngữ “Lịch sự như người Pháp” hóa ra không phải lúc nào cũng đúng.

Trong vụ kết luận về độ an toàn của đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, thì “tuy là người Pháp” nhưng rõ ràng các vị chả…tinh tế chút nào! Đánh giá tận 76 tiêu chí, thì bớt đi hay thêm vào một tiêu chí không đạt, liệu đã chết được ai?

Sao không là con số 15 hoặc 17, mà lại là 16? Các vị có biết con số 16 bị người dân Việt căm ghét như thế nào không?