Affichage des articles dont le libellé est Đảo chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đảo chính. Afficher tous les articles

lundi 25 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Dương Văn Minh, kẻ phản phúc

 

Đôi lời : Trong  hồi ký của William Colby, cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn, có đoạn cho biết Dương Văn Minh từng đề nghị ám sát cả tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn nhưng bị CIA bác. Khi nào có thì giờ TM tìm lại được cuốn sách sẽ dịch đoạn này.

Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn:

Trước kia khi người Nguyên vào cướp, vương hầu quan liêu phần nhiều đến dinh xin quy phục. Đến khi giặc thua, bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng, Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng kẻ phản trắc.

Thượng hoàng là Trần Thánh Tông.

Một câu chuyện khác. Ông Nguyễn Văn Y, nguyên là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, chính quyền ông Ngô Đình Diệm, kể lại (mình tóm tắt đại ý):

vendredi 10 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (6)

 

Kỳ 6 : SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, ai cũng biết là liên tục hơn một chục cuộc đảo chính, phản đảo chính khác của nhiều nhóm sĩ quan. Đó là những ngày Sài Gòn không yên ổn, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ngày 1-11-1967 được ra mắt - đúng bốn năm sau đảo chính 1-11-1963.

Nhưng dù thể chế nào, ai lãnh đạo, thông tin về cuộc đảo chính vẫn úp mở, không rõ khi các lãnh đạo miền Nam lúc ấy ít nhiều liên quan với đảo chính 1-11, và cả sự ràng buộc, kỵ húy của đề tài này khi các sĩ quan đảo chính vẫn cầm quyền. Sau đó là 30-4-1975, đây cũng vẫn là đề tài “nhạy cảm” với đủ mọi thông tin khác nhau, nhất là từ những quan chức, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài chỏi nhau chan chát cho tới giờ. Thực hư khó xác định. Đó là chưa kể có thông tin không rõ ràng từ chính những “người trong cuộc”, có khi để bào chữa cho mình.

Chẳng hạn cái chết của anh em đại tá Lê Quang Tung - thiếu tá Lê Quang Triệu, thông tin chủ yếu từ nước ngoài. Người nói bị đâm, kẻ nói bị bắn; thủ phạm có người nói đại úy Nguyễn Văn Nhung, có vị dẫn lời một tướng nói do một Quân cảnh gác phòng họp bắn… Ai cũng khăng khăng mình đúng.

lundi 6 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (5)

 

Kỳ 5: CUỘC ĐẢO CHÍNH 20 TIẾNG VÀ “HẬU CỨ CHÍNH TRỊ” ÔNG TẠ

Sau khi phản đảo chính 1-11-1963 thất bại và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng của tướng Dương Văn Minh tước binh quyền, ông Dzinh đã từ dinh tư lệnh Sư đoàn ở Sa Đéc về ở cư xá Lữ Gia, Phú Thọ, cạnh nhà nữ tài tử Kiều Chinh.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Dzinh phản đảo chính cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm, người đồng hương huyện Lệ Thủy, Quảng Bình của mình. 

Ba năm trước, ngày 11-11-1960, ông Dzinh, lúc ấy là trung tá, tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng của Sư đoàn 21 bộ binh cũng từ miền Tây mang một pháo đội 105 cùng đại úy Lưu Yểm, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33 của của Sư đoàn 21 bộ binh kéo về Sài Gòn nhổ chốt Phú Lâm do Tiểu đoàn 8 nhảy dù trấn giữ; thẳng đường về Dinh Độc Lập dẹp tan cuộc đảo chính do đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.

samedi 4 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (4)

 

Kỳ 4: SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: một, vui mừng khi lật đổ chế độ “gia đình trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.

Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho Hội đồng Quân nhân Cách mạng lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm thì ai cũng rõ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa mình vào Nam thì bàng hoàng.

Khi nghe ba tôi nói ông Diệm bị giết, mẹ tôi thốt lên “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi vào ngồi trong góc nhà, đầm đìa nước mắt, đấm ngực than: “Hết về Bắc lại rồi ông ạ”. Chả là nhiều người Bắc 54 đến lúc đó vẫn tin sẽ có ngày ông Diệm đưa mình về lại quê hương.

jeudi 2 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (3)

 

Kỳ 3: TỔNG THỐNG VÀ BÀO ĐỆ BỊ SÁT HẠI TRONG NGÀY LỄ CÁC LINH HỒN 2-11

Có nhiều đánh giá khác nhau, tranh cãi về công, tội của nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm; đúng sai của cuộc đảo chính… Đó không phải là chủ đích của loạt bài này như đã nói từ đầu: “Tôi không viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ”.

Nhưng có một thực tế khó ai phủ nhận: Đây là thời kỳ phát triển hoàng kim của miền Nam trước 1975, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục… lẫn nền nếp, trật tự xã hội. Những thành quả, hình ảnh, tư liệu… của miền Nam trước 1975 hay được nhắc tới hiện nay thường nằm trong thời kỳ này. Và nó kết thúc vào sáng 2-11-1963, ngày lễ Các linh hồn của Công giáo.

Sáng sớm ngày 2-11, Tổng thống Ngô Đình Diệm rời nơi mình tạm lánh từ tối 1-11: một ngôi nhà xây thời Pháp của ông Mã Tuyên (một bang trưởng người Hoa ở Chợ Lớn) ở số 36A Đốc Phủ Thoại (nay là Vũ Chí Hiếu) đi dự lễ ở nhà thờ Cha Tam cách đó vài trăm thước.

mercredi 1 novembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp phát triển

 

Hôm nay là ngày 1/11/2023, tức là 60 năm ngày đảo chánh Tổng Thống (TT) Ngô Đình Diệm, phá tan Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa. Cũng là ngày báo hiệu sự bất ổn của Miền Nam bắt đầu.

Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963  xảy ra vào giữa trưa. TT Ngô Đình Diệm trong cơn nguy khốn vẫn giữ được thể diện của một người lãnh đạo quốc gia, tư cách tổng thống một quốc gia có chủ quyền, ông không tỏ ý run sợ và hạ mình với người Mỹ.

Hiểu rõ vấn đề, 4 giờ 30 chiều thứ Sáu 1/11/1963 TT Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, cuộc điện đàm chủ yếu thông báo và thăm dò ý kiến.

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (2)

 

Kỳ 2: ĐẠI SỰ BẤT THÀNH, NGÀY LỄ ĐẪM MÁU

Trong giới Công giáo, lễ Các thánh 1-11, lễ Các linh hồn 2-11 là lễ lớn. Nếu không có ngăn trở quan trọng, giáo dân buộc phải dự lễ. Cả Tổng thống Diệm lẫn ba vị đại tá đều là người Công giáo nhiệt thành khó bỏ qua việc này.

Thực tế sáng 2-11, ngay trong cơn dầu sôi lửa bỏng, thập tử nhất sinh, trước khi quyết định gọi điện thoại cho phe đảo chính báo nơi ẩn náu của mình, ông Diệm và em trai là ông Nhu vẫn bí mật dự lễ Các linh hồn ở nhà thờ Cha Tam.

Cuộc đảo chính của nhóm các tướng lĩnh, do tướng Dương Văn Minh cầm đầu, có lẽ đã tính toán cả chuyện này khi quyết định chọn ngày D cho cuộc đảo chính: 1-11-1963.

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (1)

 

Kỳ 1: BA ĐẠI TÁ DÂN ÔNG TẠ ĐƯỢC “ÔNG CỤ” ĐẶC BIỆT TIN CẨN

(Tôi không viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ. Nhưng lịch sử Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn sẽ phải viết lại hoàn toàn nếu các mưu sự, tính toán của ba vị đại tá ấy thành công).

Trên đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám, Tân Bình, TP.HCM), có hẻm An Tôn (nay là hẻm 947 Cách Mạng Tháng Tám). Hẻm này dài hơn hai trăm thước, cuối hẻm nhìn xéo bên phải là Trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân).

Xưa tôi học tiểu học ở Mai Khôi, nhiều lúc qua lại hẻm này vì trong đó có nhà cô giáo lớp Bốn của tôi. Cô tên Bùi Mai Phương, ba cô là giáo sư Bùi Ngọc Liên, anh ruột giám mục Bùi Tuần, cũng dạy ở Mai Khôi (và nhiều trường khác).

samedi 24 juin 2023

Kim Văn Chính - Gương mặt Putin bị bóc trần

 

Nước Nga, dân tộc Nga họ thích có một Sa hoàng dù tàn nhẫn hay vị tha, dù là nam hay nữ, dù người Nga chính hiệu hay người nước ngoài. Nhưng phải mạnh mẽ, có khả năng mang lại “sự tự hào đại đế” cho nước Nga…

Những Sa hoàng yếu đuối, hèn nhát, nói hay hơn làm, đều bị phế truất bằng cách này hay cách khác.

Putin lên nắm quyền do Enxin chọn.

Kim Văn Chính - Diễn biến tiếp theo của cuộc nổi loạn Wagner

 

Sự kiện diễn tiến quá nhanh và nhiều dữ kiện bất ngờ.

- Sau khi Tổng thống Putin chính thức lên sóng truyền hình kết án Prigozhin là « nổi loạn » và « phản bội lại nước Nga », đưa nước Nga vào tình huống rối loạn hồi 1917, kêu gọi lính Wagner quy phục. Prigozhin trả lời ngay rằng khẳng định ông và chiến hữu « sẽ tiếp tục đi đến cùng, sẽ phá hủy tất cả những gì cản đường » và 25.000 quân của Wagner, vừa rời các vị trí ở miền đông Ukraina, « sẵn sàng chết vì tổ quốc, chết cho nhân dân Nga và phải giải phóng họ khỏi những kẻ tham nhũng và dối trá ».

- Wagner vẫn kiểm soát Sở chỉ huy quân đội Nga tại Rostov. Đồng thời, lính Wagner đã chiếm lĩnh các cơ quan quân đội và FSB của thành phố Varonhetsk (cách Rostov 600 km về phía bắc và chỉ cách Moskva cũng 600 km). Quân đội Nga đã phải cho máy bay ném bom kho xăng dầu Varonhetsk vì lo sợ quân Wagner sử dụng chúng cho cuộc hành quân về Moskva… Tin mới nhất, đội xung kích đi đầu của Wagner đã tiến đến thành phố Lipetsk, chỉ cách Moskva 300 km.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 24/06/2023

 

1. Sau món quà người Ukraine tặng dân Nga nhân ngày “quỷ quay ra cắn nhau” thì những con quỷ Nga quay ra cắn nhau thật.

Hôm nay làm gì có chuyện nào khác, ngoài chuyện Wagner của Prigozhin dấy loạn. Có nhiều câu hỏi gửi đến cho tui từ sáng đến giờ liên quan đến Wagner, và tui đã khất để đến bây giờ viết một thể.

Như trước đây tui đã từng viết đôi lần, Wagner là công ty sân sau của một số cá nhân chóp bu Nga đặc biệt là trong Bộ Quốc phòng. Vì vậy, cả Shoigu lẫn Gerasimov đều có phần trong đó và tất nhiên, còn nhiều cổ đông khác nữa. Ban đầu việc xây dựng nên nó được giao cho tình báo quân đội Nga (GRU) và bản thân các cá nhân cấu trúc nên nó, là các sĩ quan tình báo Nga.

Bông Lau - Mạc Tư Khoa báo động

Được biết đêm nay Tòa Bạch Ốc báo động trực theo dõi tình hình xáo trộn nghiêm trọng ở Liên Bang Nga. CIA liên tục cập nhật tin tức cho chính quyền Joe Biden. Hình ảnh thiết giáp tuần tiễu trên đường phố của thủ đô Mạc Tư Khoa làm Hoa Kỳ và khối NATO nín thở chờ đợi.

Điện Cẩm Linh và Công Tố Viên của hệ thống pháp lý Liên Bang Nga lên án hoạt động “phản loạn võ trang” và toan tính “đảo chánh” của tổ chức đánh thuê Wagner. Tổ chức này vốn từng được Vladimir Putin cưng chiều như trứng mỏng vì họ thiện chiến hơn bộ binh Nga. Các tay súng Wagner cũng đang hiện diện ở Trung Đông và Châu Phi để thi hành chánh sách bành trướng thế lực của Liên Bang Nga.

Sự mâu thuẫn giữa nhóm Wagner và Bộ Trưởng Quốc Phòng Liên Bang Nga Sergei Shoigu đã có từ lâu. Soái ca của Wagner là Yevgeny Prigozhin từng lên án Sergei Shoigu hỏng chịu tiếp tế đạn dược cho Wagner và cố tình đẩy họ vào chỗ chết. Đây không phải là một cơ cấu quân sự của một quốc gia pháp quyền, mà là một nồi cháo heo có những đảng cướp ra sức tàn sát nhau để tranh dành thế lực.

lundi 19 décembre 2022

Sự biến mất kỳ lạ của các tướng Nga tham chiến ở Ukraina


Đăng ngày:

Tướng Serguei Dvornikov đang ở đâu ?

Chuyện gì đã xảy ra với Serguei Dvornikov ? Trong nhiều tuần lễ, câu hỏi vướng vất nơi các chuyên gia quân sự, họ cố gắng tìm hiểu chuỗi mệnh lệnh của quân đội Nga tại Ukraina. Mệnh danh là « đồ tể Alep », ông tướng này được lòng Vladimir Putin từ khi Nga can thiệp vào Syria, giúp cứu vãn quyền lực Bachar Al Assad. Được bổ nhiệm đứng đầu chiến dịch Ukraina từ đầu tháng Tư, sau vài tuần lễ chẳng còn thấy bóng dáng Dvornikov. Ông ta không có mặt trong các bức hình và những phóng sự của bộ Quốc phòng.

dimanche 20 mars 2022

Trần Duy Hiển - Không dễ lật đổ Putin

 

Một cuộc đảo chính thành công đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên của các cơ quan khác nhau.

Trong hai thập kỷ qua, Putin và các đồng minh của ông ta đã lập cấu trúc gần như mọi yếu tố cốt lõi của nhà nước Nga, với mục tiêu hạn chế các mối đe dọa đối với chế độ.

Putin đã bắt giữ hoặc giết những nhà bất đồng chính kiến ​​hàng đầu, gây ra nỗi sợ hãi trong công chúng và khiến tầng lớp lãnh đạo của đất nước buộc phải bắt tay với ông để bảo vệ sự giàu có của mình.

lundi 7 mars 2022

Nga xâm lăng Ukraina : Đảo chánh Putin để ngăn bóng ma nguyên tử ?


Đăng ngày:

 

Tất cả tuần báo Pháp ra số đặc biệt chuyên đề Ukraina

mercredi 2 mars 2022

Đặng Anh Sơn - Putin và Baofeng

 

Mấy hôm nay, nhìn đội quân xâm lăng của Putin đánh đấm thì mình đã ngờ ngợ. Tiến quân như thời WWII, có vẻ lạc hậu thế nhỉ?

Dễ đoán nhất là gì: một nền kinh tế như Nga, chủ yếu nhờ bán nhiên liệu, nhưng số thu được chỉ bằng một phần của Đức, thì làm sao có thể nuôi một đội quân hùng hậu cho nổi? Thứ nữa, nhân tài nước Nga chán ngán Putin nên tìm mọi cách chạy sang Tây để có cuộc sống yên bình, thì lấy đâu ra nhân lực để phát triển công nghệ-khoa học quân sự?

Nhưng điểm yếu cốt tử của quân đội Nga, theo như ông anh mình giải thích dưới đây, thì rất dễ hiểu: đám tướng tá tham nhũng sạch trơn nguồn lực, khiến quân đội Nga suy yếu. Putin duy trì một chế độ độc tài oligarch (tài phiệt) thì sẽ đến lúc hứng thành quả.

mercredi 2 février 2022

Miến Điện : Hai người chết trong vụ tấn công nhân một năm đảo chánh


Đăng ngày:

Hai quả lựu đạn trưa qua đã được ném vào đám đông đang quay về sau cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, phản đối « Lực lượng Phòng vệ Nhân dân » - các dân quân thường xuyên có những hoạt động du kích nhắm vào quân đội.

Vụ tấn công xảy ra vào lúc nhiều người Miến Điện âm thầm ngưng hoạt động để phản đối chính quyền. AFP ghi nhận vào lúc 16 giờ (9 giờ rưỡi giờ quốc tế), những tràng pháo tay nổ vang khắp Rangoon để kết thúc cuộc « đình công lặng lẽ », với nhiều cửa hàng đóng cửa, thành phố vắng lặng suốt ngày.

jeudi 6 janvier 2022

Kazakhstan : Cách mạng hay đảo chánh ?


Đăng ngày:

Tổng thống thừa cơ soán ngôi « cha già dân tộc » Kazakhstan ?

Libération cho biết tối hôm qua 05/01, tổng thống Kazakhstan, ông Kassym Jomart-Tokaiev xuất hiện trên truyền hình, khẳng định sẽ cứng rắn với người biểu tình nhưng cũng hứa sẽ cải cách. Đồng thời khẳng định từ nay sẽ giữ luôn vai trò chủ tịch Hội đồng An ninh. Câu nói này đã gây sửng sốt cho tất cả những ai biết về chính trường Kazakhstan.

mercredi 3 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh

 

Có lẽ ít bạn trẻ để ý là ngày hôm qua (2/11) là một ngày lịch sử: ông Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị giết chết, và theo sau là một cuộc đảo chánh đẫm máu, kết thúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ít ai biết rằng ông Ngô Đình Diệm từng gặp ông Hồ Chí Minh một lần, và có một đối thoại thú vị.

Trong cuốn "Việt Nam 1945-1975", Gs Lê Xuân Khoa có đề cập đến cuộc gặp mặt đó qua lời kể của Stanley Karnow (tác giả sách Lịch sử Việt Nam (Viet Nam a history). Cuộc gặp mặt xảy ra vào tháng 9/1945.

Trước đó chừng một tháng tại Huế, cấp dưới của ông Hồ Chí Minh giết chết học giả Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Khôi (anh ruột ông Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai ông Khôi). Trên đường từ Sài Gòn ra Huế, ông Ngô Đình Diệm bị cấp dưới của ông Hồ Chí Minh bắt. Ông Hồ ra lệnh đưa ông Diệm về Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chánh phủ liên hiệp. Cuộc đối thoại như sau:

Đoàn Ứng Viên - Sự soán ngôi bẩn thỉu !

 

Lật đổ một chế độ bằng đảo chánh, thường người cầm đầu chế độ bị lất đổ được cho đi lưu vong hoặc bị đưa ra tòa xét xử. Trường hợp Anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm lại không được như thế.

Khi đang tạm lánh ở nhà thờ Cha Tam, Tổng thống đã gọi phe đảo chánh đưa xe đến đón anh em ông về, nghĩa là ông chấp nhận cuộc đảo chánh ấy (đầu hàng). Vậy mà phe đảo chánh đã giết anh em ông ngay trong xe thiết giáp một cách tàn bạo.

Hàng binh trên chiến trường cũng không bị đối xử như vậy. Phải nói đấy là sự soán ngôi tiểu nhân, bẩn thỉu, cực kỳ dã man.