Affichage des articles dont le libellé est Đảo nhân tạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đảo nhân tạo. Afficher tous les articles

jeudi 28 octobre 2021

Trần Trung Đạo - Bảy đảo nhân tạo Trung Cộng và lý do Tập phải xây nhanh

 

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”

Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất.

Từ 2013, Trung Cộng lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của tổng thống  Barack Obama, đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông, với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự.

mercredi 26 août 2020

Tin khẩn : Mỹ trừng phạt các công ty và quan chức Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông


Các công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến việc đào đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông bị Mỹ trừng phạt.

(AFP & Reuters 26/08/2020) Hoa Kỳ hôm nay 26/08/2020 loan báo trừng phạt 24 công ty và các quan chức Trung Quốc có tham gia vào việc quân sự hóa Biển Đông.

Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói rằng các công ty này đóng một vai trò trong việc « hỗ trợ quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ».

Biện pháp trừng phạt này nằm trong khuôn khổ chính sách mới về Biển Đông được ngoại trưởng Mike Pompeo loan báo vào giữa tháng Bảy, bác bỏ các yêu sách « bất hợp pháp » của Bắc Kinh. Loan báo trên được đưa ra trong lúc Trung Quốc đang tập trận rầm rộ ngay trên vùng biển này kể từ thứ Hai 24/08.

lundi 27 juillet 2020

Trần Trung Đạo - Đảo nhân tạo của Trung Cộng trong cuộc chiến Thái Bình Dương



Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”
 
Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất. 

Từ 2013, Trung Cộng lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của tổng thống Barack Obama đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông, với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự. 

jeudi 12 septembre 2019

Philippines : Trung Quốc muốn hạn chế các lực lượng nước ngoài tại Biển Đông

Ảnh hải quân Mỹ chụp Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông, ngày 21/05/2015 cho thấy các tàu Trung Quốc hoạt động tại đó.

Ngoại trưởng Philippines hôm 11/09/2019 cho biết, Trung Quốc trong quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) muốn hạn chế sự hiện diện của quân đội nước ngoài, cũng như việc các công ty ngoại quốc tham gia vào các dự án dầu khí tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. khi trả lời phỏng vấn kênh ABS-CBN News tiết lộ, việc thương lượng « có lúc đã hết sức gay gắt », vì Bắc Kinh nhất định đòi « không có cường quốc quân sự nước ngoài nào được hiện diện tại Biển Đông », « nếu các vị muốn khai thác dầu khí thì chỉ có thể làm việc với chúng tôi ».

Cũng theo ông Locsin Jr., tuy nhiên hiện nay Trung Quốc tỏ ra hòa hoãn hơn, không còn kiên quyết đòi loại bỏ sự hiện diện quân sự của nước ngoài, và theo ông, chủ yếu chỉ nhắm vào « các địch thủ của Trung Quốc và một số đồng minh của Philippines ». Ông bày tỏ hy vọng những trở ngại có thể được tháo gỡ trong thời gian tới.

dimanche 14 juillet 2019

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam sẽ trả đũa vụ Tư Chính bằng cách gì ?



Tàu Trung Quốc đấu với tàu Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dưong Thạch Du 981.
Báo chí nước ngoài đăng tin cho biết các tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc hơn một tuần nay mở cuộc thăm dò thềm lục địa của Việt Nam, khu vực bãi Tư Chính (Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc). Khu vực này trong quá khứ Trung Quốc đã từng ký giấy phép (1992) cho phép hãng khai thác dầu khí Mỹ hoạt động. Vụ này tạm ngưng, vì phía Việt Nam đưa công ty khai thác của Mỹ ra tòa. 

Vụ giàn khoan HY981 hồi năm 2014, phía Trung Quốc đưa vào khảo sát địa chấn khu vực chung quanh thềm lục địa đảo Tri Tôn (của Việt Nam), cách bờ biển Việt Nam 120 cây số. Việc này bề ngoài làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng. Nhưng nếu ta xét thực chất vấn đề, rõ ràng Việt Nam và Trung Quốc "đóng tuồng" ở sân khấu Tri Tôn. Cách nói khác giàn khoan HD981 chỉ là "diện", là "hỏa mù". 

Bởi vì trong lúc hai bên Việt Nam và Trung Quốc chơi trò "bắn súng nước" chung quanh giàn khoan 981, dân chúng Việt Nam cũng reo hò ủng hộ cho phe mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hải phận. Thì Trung Quốc bắt đầu công trình xây dựng trên 7 bãi đá (chiếm của Việt Nam năm 1988). Thời gian ngắn các bãi đá trở thành các đảo nhân tạo. Sau khi hoàn thành (chỉ 3 năm sau) các đảo này trở thành những căn cứ quân sự, bao gồm lực lượng không quân, hải quân với những phi trường, bến tàu (tàu chiến lẫn tàu ngầm), ra đa, những giàn hỏa tiễn chống hạm, chống tiếp cận.... 

mercredi 20 mars 2019

Đất chật người đông, Hồng Kông xây đảo nhân tạo 80 tỉ đô

Khu vực Đại Tự Sơn (Lantau) của Hồng Kông, nơi dự định xây đảo nhân tạo.

AFP hôm nay 20/03/2019 cho biết chính quyền Hồng Kông muốn xây lên một trong những hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, với chi phí kỷ lục 80 tỉ đô la.

Cựu thuộc địa Anh dự định mở rộng thêm 1.000 hecta trên biển, gần Đại Tự Sơn (Lantau), hòn đảo lớn nhất của Hồng Kông. Dự án này được coi là giải pháp để đối phó với nạn thiếu thốn nhà ở trầm trọng tại lãnh thổ có 7 triệu dân, với giá nhà tính theo mét vuông thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Chương trình dự kiến tiêu tốn 624 tỉ đô la Hồng Kông (gần 80 tỉ đô la).

samedi 11 août 2018

Phi cơ Mỹ bay trên Biển Đông bị Trung Quốc liên tục cảnh báo

Phi đội trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018.

Đài CNN hôm nay 11/08/2018 cho biết một phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ khi bay trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đã bị quân đội Trung Quốc xua đuổi, đòi hỏi « phải rời lãnh thổ Trung Quốc ngay lập tức » đến sáu lần.

Phóng viên CNN có mặt trên phi cơ tường thuật, trong suốt chuyến bay phía Trung Quốc liên tục cảnh báo : « Hãy rời đi ngay lập tức, tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào ». 

Mỗi lần như thế phi hành đoàn chiếc Poseidon đều trả lời : « Đây là phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ, đang tiến hành hoạt động quân sự hợp pháp bên ngoài không phận và hải phận của các nước. Khi thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo đảm, chúng tôi hoạt động với sự tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi Nhà nước ».

mercredi 25 avril 2018

Thượng viện Canada ra nghị quyết lên án Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với nhiều bên. (Ảnh vệ tinh do CSIS công bố ngày 06/06/2017.

Thượng viện Canada hôm qua 24/04/2018 đã thông qua nghị quyết chỉ trích thái độ hung hăng và sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ Globe and Mail xuất bản tại thủ đô Ottawa cho biết như trên.

Nghị quyết tố cáo « sự leo thang và thái độ thù địch của Trung Quốc », kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, theo như quy định của luật quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bên cạnh đó cần chấm dứt việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông.

Việc Thượng viện Canada điểm mặt chỉ tên Trung Quốc như vậy là hành động hiếm thấy, vào thời điểm chính phủ của ông Trudeau đang tìm cách mở ra các cuộc đàm phán về thương mại với Bắc Kinh. Nghị quyết được thông qua với 43 phiếu thuận trong đó có các lá phiếu của đại diện chính phủ đảng Tự Do, 29 phiếu chống và 6 vắng mặt. 

mardi 17 janvier 2017

Chuyên gia Pháp : Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hóa Biển Đông

Các máy bay chiến đấu J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tham gia tập trận tại Biển Đông ngày 02/01/2017.

Theo chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trưởng bộ môn khoa học chính trị của trường đại học Báptít Hồng Kông, Bắc Kinh rõ ràng đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Trên thực tế đã có sự thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược tại vùng biển quan trọng này. Trung Quốc diễu võ giương oai nhằm đe dọa các nước, lấn dần từng chút một để tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ.

Báo chí Trung Quốc hôm 13/01/2017 đã đả kích ông Rex Tillerson, ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, vì ông đưa ra ý kiến nên cấm Bắc Kinh đến các đảo đang kiểm soát tại Biển Đông. Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng ý tưởng này là « kỳ quặc », trừ phi muốn xảy ra « một cuộc chiến tranh quy mô » giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. China Daily dọa nạt « một cuộc đối đầu hủy diệt » nếu chính quyền Trump, sẽ nắm quyền từ ngày 20/1, sử dụng đến biện pháp này.

samedi 14 janvier 2017

Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ?

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016.

Nhà nghiên cứu Ross Babbage trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng chuyên phân tích vấn đề an ninh, trụ sở tại Washington) nhận định, bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của tác giả cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề « Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông : Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền Trump ».

Theo tác giả, chính sách của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận đã thất bại. Những tuyên bố lặp đi lặp lại về lợi ích giới hạn đi kèm với những đợt cho phi cơ và chiến hạm tuần tra không ngăn được chương trình xây lên các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, cũng như ý đồ thống trị khu vực về mặt quân sự.

jeudi 12 janvier 2017

Ngoại trưởng do Trump đề nghị đòi cấm Trung Quốc léo hánh đến Biển Đông


Ông Rex Tillerson trong buổi điều trần ngày 11/01/2017 trước Thượng viện Mỹ.
(Reuters 11/01/2017) Ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ bổ nhiệm hôm thứ Tư 11/01/2017 vạch ra con đường cho một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc phải bị cấm vào các đảo đã xây lên tại vùng Biển Đông tranh chấp.
 

Nhằm chọc tức Bắc Kinh, ông Rex Tillerson phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện là việc bồi đắp đảo và bố trí các thiết bị quân sự của Trung Quốc trên các đảo này « cũng giống như việc Nga sáp nhập Crimée của Ukraina ».

vendredi 16 décembre 2016

Biển Đông : Bắc Kinh biện hộ cho việc quân sự hóa Trường Sa


Đá Gạc Ma, ảnh vệ tinh của AMTI.
(Le Monde 16/12/2016) Bảy đảo nhân tạo do Trung Quốc đào đắp ở quần đảo Trường Sa ngày càng giống các căn cứ quân sự hơn tại Biển Đông : những khẩu đại bác phòng không có thể nhắm bắn phi cơ, các hỏa tiễn hay máy bay không người lái được nhìn thấy liên tục trong những hình ảnh vệ tinh mới nhất do cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative – AMTI) công bố hôm 13/12.

Những bức ảnh vệ tinh của đơn vị tư vấn Mỹ cho thấy các cấu trúc hình lục giác được gia cố. Bố trí tại các địa điểm chiến lược, chúng có khả năng đe dọa tất cả những phương tiện đến gần ba đảo nhân tạo, trên đó có các phi đạo và những bãi bồi nhỏ hơn. Một số thiết trí quân sự bị phát hiện trước đây đã bị chôn dưới đất. 

samedi 5 décembre 2015

Hội đồng Bảo an sắp họp về vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên


Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp lại trong tháng 12 để nêu ra vấn đề Bắc Triều Tiên vi phạm nhân quyền. Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 02/12/2015 loan báo như trên.
Chín thành viên Hội đồng Bảo an trong đó có Anh, Pháp, Mỹ đã kêu gọi tổ chức hội nghị này, trong một lá thư gởi đến đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, sẽ là chủ tịch Hội đồng trong tháng 12. Bà Power tuyên bố : « Chúng tôi nghĩ rằng điều cốt yếu đối với Hội đồng Bảo an là nhấn mạnh đến các vụ vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, và về những gì có thể làm để thay đổi được tình hình ».

vendredi 6 novembre 2015

Trung Quốc tiếp tục phản đối Hoa Kỳ can dự vào Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt ngày 05/11/2015.

Sự kiện Hoa Kỳ cho chiến hạm tuần tra gần các đảo do Bắc Kinh kiểm soát tại Biển Đông đã làm phương hại đến lòng tin giữa đôi bên và gây căng thẳng trong khu vực. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) hôm nay 06/11/2015 tuyên bố như trên.
Phát biểu của ông Vương Nghị trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được đài truyền hình nhà nước Trung Quốc loan tải hôm nay, một tuần sau khi khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý gần một đảo nhân tạo cho Bắc Kinh bồi đắp tại quần đảo Trường Sa.

vendredi 30 octobre 2015

Thủ tướng Đức đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông tại tòa án quốc tế

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, 29/10/2015.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 29/10/2015 bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng sau việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông. Bà Merkel đề nghị Bắc Kinh nên nhờ các tòa án quốc tế giúp giải quyết tranh chấp.

Nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc hai ngày, bà Angela Merkel tuyên bố điều quan trọng là các tuyến đường hàng hải thương mại cần tiếp tục rộng mở, dù có những tranh cãi - đã nổi lên sau khi chiến hạm Mỹ thách thức thái độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông vào đầu tuần.

jeudi 29 octobre 2015

Việt Nam khẳng định chủ quyền và kêu gọi duy trì hòa bình tại Biển Đông

Hải quân Việt Nam tuần tra tại Trường Sa.

Hôm nay 29/10/2015 Việt Nam đã lên tiếng chính thức về việc Hoa Kỳ đưa khu trục hạm USS Lassen vào quần đảo Trường Sa. Theo báo chí trong nước, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố : « Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền hàng hải, hàng không ở Biển Đông, trên cơ sở các quy định liên quan của Công ước và phù hợp với quy định của các quốc gia ven biển ».

mercredi 28 octobre 2015

Đã hết kiên nhẫn, Mỹ tuần tra Biển Đông để trấn an đồng minh

Chiến hạm USS Lassen.

Từ nhiều tháng qua, nhiều dân biểu, nghị sĩ và những tiếng nói «diều hâu» Mỹ đã cất lên thúc giục Tổng thống Barack Obama có phản ứng mạnh mẽ trước hành động thay đổi nguyên trạng Biển Đông một cách quy mô của Bắc Kinh, nhưng Nhà Trắng vẫn tỏ ra dè dặt. 
Hôm thứ Hai 26/10, trước sự ngạc nhiên đồng thời thở phào nhẹ nhõm của nhiều người, chiến hạm Mỹ đầu tiên đã tiến vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh ra sức đào đắp trong gần một năm qua ở quần đảo Trường Sa.

Chiếc USS Lassen sau đó thảnh thơi trở về căn cứ. Tàu Trung Quốc chỉ lếch thếch chạy theo sau. Và sau các động thái không thể không làm : triệu mời đại sứ, tuyên bố sẽ đáp trả…hôm nay thậm chí tờ báo cực đoan nhất của Bắc Kinh là Global Times cũng không thấy những lời lẽ hết sức hung hăng như thường lệ, tuy cũng có « lên gân » là « không sợ chiến tranh với Mỹ ».

Biển Đông: Báo Trung Quốc phản ứng vụ tàu Mỹ vào khu vực 12 hải lý

Ảnh vệ tinh của CSIS chụp Đá Xu Bi ngày 03/09/2015.


Báo chí Trung Quốc hôm nay 28/10/2015 tố cáo nhưng với lời lẽ kềm chế việc Hoa Kỳ cho chiến hạm áp sát đảo nhân tạo do Bắc Kinh đào đắp ở quần đảo Trường Sa hôm qua. Trong khi đó nhiều cư dân mạng kêu gọi phải có sự đáp trả mạnh mẽ.
Biển Đông đã trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng gay gắt trong khu vực Thái Bình Dương, giữa hai cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới.

Biển Đông : Nhật sẽ hợp tác với Mỹ, Indonesia kêu gọi kềm chế

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani trong cuộc họp báo ngày 27/10/2015.

Sau sự kiện chiến hạm Mỹ tiến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc đào đắp tại quần đảo Trường Sa, Nhật Bản hôm nay 28/10/2015 cho biết sẽ hợp tác với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Tổng thống Indonesia thì kêu gọi các bên kềm chế. 

Theo báo Asahi Shimbun, Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga trong cuộc họp báo hôm qua tuyên bố : « Hành động đơn phương làm tăng thêm căng thẳng qua việc thay đổi nguyên trạng, với các dự án ồ ạt bồi đắp đất tại Biển Đông là mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản và Hoa Kỳ đang kết hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin ».

mardi 27 octobre 2015

Biển Đông : Hoa Kỳ thử nghiệm quyết tâm của Bắc Kinh

Chiến hạm USS Lassen trong cuộc tập trận Foal Eagle 2015.
(Michel De Grandi,Les Echos 28/10/2015) Một chiến hạm Mỹ đã tiến gần một đảo nhỏ bị Bắc Kinh đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu với nhau. Cách đây một năm, khi Bắc Kinh vừa tuyên bố vùng nhận dạng phòng không, Mỹ đã điều ngay hai oanh tạc cơ B52 bay ngang.

Đúng vào lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang họp, Hoa Kỳ đã chọn lựa thời điểm này để tạo ra một sự cố ngoại giao khi gởi một tàu phóng ngư lôi trang bị hỏa tiễn, chiếc USS Lassen đến áp sát một đảo nhỏ bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Trường Sa trên Biển Đông.