Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles

jeudi 15 février 2024

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

jeudi 30 novembre 2023

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

dimanche 12 novembre 2023

Bông Lau - Muốn quên

 

Đây là một tấm hình rất nổi tiếng của một phóng viên nước ngoài, chụp được quang cảnh một buổi học tập cải tạo vào năm 1975. Cách đây 48 năm.

Những người ngồi trong hình là tù binh Việt Nam Cộng Hòa. Có lẽ họ là những sĩ quan cấp úy thôi. Nhìn những khuôn mặt nặng nề chịu đựng của họ thì không thể biết được có bao nhiêu khối óc đó đã giác ngộ tinh thần “cách mạng” hay chủ thuyết Cộng Sản?

Nhưng chắc chắn một điều rằng có rất nhiều con em của những tù binh này sẽ không bao giờ quên được những gì người thân của họ đã phải trải qua trong các trại tập trung này.

lundi 25 septembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Tại sao đạo lý suy sụp?

 

Hành khách mua những “đồng xèng” bằng plastic họ gọi là “giơ tông,” bán qua máy. Họ nhét đồng xèng vào cái khe trên cột quay, rồi bước vào, tôi không thấy ai gian lận.

Một bức thư truyền trên mạng từ cả năm nay, chính tôi đã nhận được nhiều lần. Người viết là một thanh niên Nhật đã qua thăm Việt Nam – một người Việt cũng có thể tự nhận như thế để khích động đồng bào.

Tác giả ghi lại những điều đáng buồn thấy mỗi ngày: Người Việt không biết xếp hàng. Người Việt chửi hay còn hơn hát. Người Việt cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng. Người Việt nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Vân vân. Về lớp tuổi thanh niên: “… một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình.”

dimanche 21 mai 2023

Phạm Chu Sa - Phan Nhật Nam, kẻ hào kiệt

 

Tôi mượn mấy chữ ghi ở trang đầu tác phẩm “Ải Trần Gian” của Phan Nhật Nam xuất bản năm 1970: “Tặng Phan Duy Nhân – Kẻ Hào Kiệt” để viết về “Người Lính-Viết Văn” Phan Nhật Nam.

Bấy giờ Phan Nhật Nam, nhà văn lính nổi tiếng với các bút ký chiến tranh “Dấu Binh Lửa”, “Dọc Đường Số 1”… Còn nhà thơ Phan Duy Nhân –  bạn học cũ của Phan Nhật Nam – vốn là cán bộ cộng sản nằm vùng, bị thương trong một  trận đánh Tết Mậu Thân, 1968 tại Đà Nẵng, bị bắt và bị xử lưu đày ra Côn Đảo.

Không những thế, cuối năm 1971 khi nghe tin Phan Duy Nhân đã chết trong nhà tù Côn Đảo, tại buổi gặp mặt mấy người bạn ở một quán cà phê trên đường Lê Lợi, Sài Gòn, Phan Nhật Nam đã đặt ly cà phê và châm điếu thuốc lá để tưởng niệm Phan Duy Nhân! Thật ra đó chỉ là tin vịt. Phan Duy Nhân không chết. Tôi nghĩ, cách hành xử của Phan Nhật Nam đối với người bạn cũ đang ở phe đối nghịch như thế mới đáng gọi là “Kẻ Hào Kiệt”.

dimanche 30 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Lại một mùa phượng nở, hào kiệt đâu bây giờ ?

 

1) Còn in rất rõ trong tâm trí, ngày 30/04/1975 là một ngày đẹp đẽ. Bởi vì nhìn từ bề ngoài, nếu tạm quên quá khứ, ngày đó đem lại nhiều điều rất tốt đẹp cho đất nước: hòa bình, thống nhất! Bên Thua Cuộc đã giữ nguyên vẹn các thành phố lớn đón đội quân Bên Thắng Cuộc trong tinh thần “chế độ nào cũng được, cũng đồng bào mình!”.

Trong ngày ấy, rất nhiều người dân cả hai miền Nam, Bắc thấy mọi khác biệt về Quốc – Cộng tự nhiên bị xóa, cuộc chiến tổn hại sinh lực đất nước ngày hôm qua đã hoàn toàn là quá khứ. Những người trải qua thời đó đều nhớ mình đã rủ nhau ở lại Tổ quốc và hăm hở chuẩn bị góp phần xây dựng hậu chiến như thế nào!

2) Điều đau thương là ngay sau ngày đó, người Việt lại dấn thân vào một cuộc phân chia nghiệt ngã hơn!

vendredi 28 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Kể từ ngày 31 tháng Tư

 

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

dimanche 23 avril 2023

Bùi Chí Vinh - Bài thơ cho một “người thua cuộc”

 

Đi tá Vit Nam Cng Hòa Nguyn Công Vĩnh

Trước 1975 là mt con người

D tic cùng v chng Tng Thng

Không khong cách nào gia vua chúa by tôi

Mai Bá Kiếm - “Tương lai tôi không có lối thoát thì còn chỗ dựa nào cho vợ tôi ?”

 

Năm 1994, khi tôi chạy xe xuống dốc cầu Nguyễn Văn Trỗi về hướng Tân Sơn Nhất, bỗng thấy người đàn ông vác thùng carton đi bộ trên vỉa hè ngược chiều, giống y trung úy H.

Tôi thắng xe, gọi “Anh H.”, anh dừng lại kêu “Oh…Kiếm!”. Anh H. bỏ thùng carton xuống, siết chặt tay tôi thật lâu, hai mươi năm rồi anh em mới gặp lại. Anh cho biết, sau khi học tập cải tạo 10 năm, anh đạp xích lô, rồi gặp được chị - có sạp bán thuốc lá sỉ ở chợ Phú Nhuận, cuộc sống bớt vất vả hơn.

Anh H. dẫn tôi tới sạp của chị, giới thiệu “Anh và Kiếm cùng sang Mỹ học bay”. 

samedi 8 avril 2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (3)

 

Suốt mấy chục năm ròng rã chế độ xã hội chủ nghĩa, ban đầu ở miền Bắc, sau tháng 4.1975 lan tiếp cả miền Nam, việc phá rừng chặt cây được coi là chủ trương kinh tế.

Rừng trong con mắt và bộ óc nhà cai trị chỉ có giá trị khai thác gỗ, hoặc là đất hoang, phải biến thành đất nông nghiệp trồng lương thực, rau màu. Tất cả những cuộc vận động đi khai hoang, lập quê mới, xây vùng kinh tế mới, thực chất là đi phá rừng.

Nhà cai trị chỉ chú ý đến phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên, chứ gần như không quan tâm tới vấn đề môi trường, sinh thái tự nhiên. Nếu trước kia để giành độc lập, họ sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn, thì giờ đây để có “củ khoai củ sắn thay cơm” họ chả ngại chi chuyện phá rừng. Có thực mới vực được đạo Mác - Lênin, đạo xã hội chủ nghĩa, thì “rừng thiêng nước độc” đâu nghĩa lý gì bởi không đem lại lúa ngô khoai sắn đỗ.

lundi 13 février 2023

Phan Thúy Hà - Quản giáo và tù cải tạo

 

Mình đến thăm bác Vũ Thư Hiên. Khi mình đến thấy một người trước đây là quản giáo của bác ở trại Tân Lập đã đến trước đó.

Bác Hiên nói, cháu Hà được chứng kiến “một sự kiện lịch sử”. Quản giáo đến nhà thăm tù.

Chú từng công tác tại trại Tân Lập.

Trại Tân Lập, một cái tên quen thuộc với mình sau khi đọc nhiều cuốn hồi ký cải tạo của các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

dimanche 22 janvier 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nguyên nhân gốc đích thực

 

Ngàn năm qua, lịch sử chép rằng Dương Quý Phi sắc nước hương trời làm hư hỏng vị minh quân Đường Minh Hoàng! Khoảng hai trăm năm trước, Nguyễn Du nghĩ khác khi viết về Dương Quý Phi như sau:

Tự thị cử triều không lập trượng,

Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành

jeudi 29 décembre 2022

Trần Trung Đạo - Bài thơ "cuối năm" hay nhất tôi được đọc

 

Khoảng đầu thập niên 1990, căn nhà của vợ chồng tôi ở Dorchester, Massachusetts, trở thành “trụ sở” không phải của một hội văn bút, mà của cả một thế hệ cầm bút lưu vong đang định cư miền Đông Bắc Mỹ.

Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v... Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều người trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.

Họ “mượn” căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.

samedi 17 décembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Doãn Quốc Sỹ: Thế Đấy! (*)

 

Doãn Quốc Sỹ là người “đối cảnh vô tâm.” Đó là một tuyệt đỉnh của công phu tu tập mà chúng tôi không dám thẩm định. Nhưng được gần gũi Doãn Quốc Sỹ ít lâu nay, tôi biết mình có thể học cách sống của ông, qua hai chữ “Thế Đấy!”

Hồi đầu 1970 một nhóm sinh viên văn nghệ ở Sài Gòn mời nhà văn Doãn Quốc Sỹ tới nói chuyện. Tiễn ông ra về rồi, mấy phút sau thấy ông quay trở lại. Ông cười hề hề, hỏi có ai dùng xe gắn máy đưa ông về nhà được không. Tại sao? Ông cười khà khà: “Mất xe rồi! Ai nó lấy mất rồi!”

Cái xe “nội hóa” La Dalat ông vẫn lái đi giao những tác phẩm của ông và nhà xuất bản Sáng Tạo cho các tiệm bán sách. Cả một tài sản, và phương tiện mưu sinh cần thiết. Nó biến mất. Mà hồi đó ở Sài Gòn chắc không ai mua bảo hiểm để mất xe sẽ được đền! Mất xe, ông vẫn cười khà khà, như thể mới nghe ai kể một chuyện hài hước!

mercredi 9 novembre 2022

Phạm Chu Sa - Duyên Anh và Thương Sinh, hai tính cách đối nghịch trong một con người

 

Nhà văn Duyên Anh tên thật Vũ Mộng Long, sinh năm 1935 tại Thái Bình - Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954. Anh là khuôn mặt khá đặc biệt của 20 năm văn học miền Nam.

Một số nhà phê bình gọi anh là hiện tượng văn học, do sách anh bán rất chạy, lượng độc giả rất lớn - kể cả người không tiền mua, phải thuê sách Duyên Anh đọc...Tôi không đồng ý với nhận xét này, bởi hiện tượng thì nhất thời, bùng lên rồi tắt, nhưng tài năng văn chương của Duyên Anh đã được khẳng định, đọng lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Trong tác phẩm “Duyên Anh - Tuổi trẻ mộng và thực”, nhà phê bình Huỳnh Phan Anh cũng nhắc đến từ “hiện tượng”. Nhưng mấy năm trước gặp Huỳnh Phan Anh, tôi nhắc lại, anh bảo, ừ đúng rồi, bấy giờ Duyên Anh mới 35, 36 tuổi, sách bán chạy không thua truyện Quỳnh Dao, chẳng hiện tượng là gì? Sau này thì khác…

vendredi 29 avril 2022

Lê Học Lãnh Vân - Một chiều tháng Tư trời xanh nắng vàng

 

Đóng cửa phòng làm việc, bước ra đường. Tiếng ve âm âm, chiều cuối tháng Tư năm nay trời rất xanh và nắng rất vàng. Chị quét đường sạt sạt gom hoa điệp vàng, hoa phượng đỏ vào lề, xác con ve nằm giữa xác hoa…

Ồ, đã gần ngày 30 tháng 4, hổm rày đọc báo thấy người ta nhắc câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Năm nào dịp này cũng nhắc. Triệu người vui, triệu người buồn. Ờ, ờ, câu nói hợp ý nhiều người vì mô tả đúng sự chia rẽ trong lòng dân. Người nói câu ấy không chỉ đề cập tới nỗi vui buồn của hai phe trong ngày lịch sử mà còn góp phần tạo nỗi vui, buồn đó. 

Hồi trước, kể từ ký hiệp định Geneva, Việt Nam chia làm hai phe, đúng ra là hai quốc gia tạm thời. Phe Hà Nội thuộc khối cộng sản và phe Sài Gòn thuộc khối tự do, chia cắt nhau bởi dòng sông Bến Hải.

mercredi 19 janvier 2022

Quốc hội Mỹ thúc giục Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo Tân Cương trước Olympic Bắc Kinh


Đăng ngày:

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và dân biểu James McGovern, hai đại biểu Dân Chủ đứng đầu ủy ban về Trung Quốc tuyên bố, việc công khai bản báo cáo trước khi Thế vận hội khai mạc ngày 04/02 sẽ tái khẳng định không có quốc gia nào được đứng trên luật pháp quốc tế.

Vào giữa tháng 12/2021, một phát ngôn viên của Cao ủy cho biết bản báo cáo có thể được công bố « trong vài tuần nữa ». Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải cứng rắn hơn. Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo Trung Quốc giam giữ ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, với những bằng chứng cụ thể, nhưng Bắc Kinh vẫn nói rằng đó là các « trường dạy nghề ».

mardi 11 janvier 2022

Trung Quốc : Tướng đàn áp tại Tân Cương trở thành tư lệnh lực lượng trú đóng ở Hồng Kông


Đăng ngày:

Hãng tin AP dẫn thông báo của bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đích thân tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã ký lệnh bổ nhiệm này. Sáng hôm qua tướng Bành Kinh Đường đã gặp gỡ trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) để thảo luận về việc cùng "bảo vệ an ninh" và "duy trì sự thịnh vượng, ổn định lâu dài" ở Hồng Kông.

Theo báo chí Nhà nước Trung Quốc, ông Bành Kinh Đường từng chỉ huy lực lượng công an vũ trang ở Tân Cương từ năm 2018, nơi Trung Quốc giam giữ hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo.

mercredi 5 janvier 2022

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (5)


III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

1) Những « phó thường dân » (tiếp theo)

Trong giới xích lô bất đắc dĩ sau 1975, còn có Tô Minh Tâm (1944-2017), một người bạn chí thân của tôi trong suốt 7 năm trung học. Sau khi hết bậc trung học (1962), mỗi đứa một đường đi, Tâm tốt nghiệp ban Triết Đại học sư phạm (1967), dạy Triết học vả Công dân Giáo dục lớp đệ nhất tại trường trung học Cường Để, Qui Nhơn. Hiện nay, có một vài người bạn Facebook của tôi từng học với anh.

Tất nhiên, sau tháng 4.1975, triết học duy tâm không có chỗ đứng trong chương trình giáo dục, Tâm còn có chút may mắn, đã không phải đi cải tạo, còn được cho dạy môn sinh vật lớp 6 tại một trường trung học cơ sở ở Gia Định. Lương giáo viên thời bao cấp không đủ sống, hàng ngày anh dành cả buổi sáng để đạp xích lô, trưa về lua vội một, hai chén cơm rồi đạp xe đi dạy.

jeudi 23 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (1)


Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm.

Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ.

Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động. Trân trọng.