Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles

samedi 16 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Môi trường cho lý tưởng !

 

Trương Thị Nhật Anh, Bí thư Đoàn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hỏi:

“Cá nhân em cho rằng, thanh niên thời nào cũng luôn có lý tưởng, vấn đề là cần tạo môi trường để khơi dậy lý tưởng và thúc đẩy thanh niên thực hiện nó.”

Bùi Quang Huy, bí thư thứ nhất Trung ương đoàn đại diện cho các bí thư đoàn cùng tham dự Diễn đàn online giữa lãnh đạo đoàn - những hạt giống đỏ lãnh đạo đất nước tương lai gần, cùng hơn một triệu cán bộ, đoàn viên, đáp:

“Đoàn viên phải luôn kiên định, nhất quán những vấn đề mang tính nguyên tắc, nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…

vendredi 15 mars 2024

Mạc Văn Trang - Tuyên giáo ta tài thật !

Nhiều lần mấy nhân viên an ninh trò chuyện thân mật với mình, cứ bảo: Xã hội nào chẳng có cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, chú cứ nhìn vào mặt tiêu cực rồi phê phán nhiều không có lợi.

Mình bảo, khen - chê đều phải có xúc cảm. Cái xấu, ác, vô lý hiện ra, mình thấy bức xúc thì phải lên tiếng; cái tốt đẹp làm mình xúc động thì mình khen ngay. Chỉ mong có nhiều điều tốt đẹp thật, gây xúc cảm để khen.

Chứ khen kiểu “báo cáo thành tích” thì hàng ngàn báo, đài nói suốt ngày đêm rồi. Khen kiểu đó dễ lắm, không cần tình cảm, xúc cảm, thì nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà đài quốc doanh của ta viết nhanh, nhạy lắm, chỉ cần đúng định hướng của Tuyên giáo là ok.

lundi 11 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1981

(Nhật ký hậu chiến)

17/1

Ý Nhi kể con ốm nhiều ngày vì thiếu ăn. Ban ngày, cả nhà muốn bán ti vi, ban đêm, lại muốn giữ lại để xem. Ân thì đau bụng đi ngoài. Sau hai tháng ăn rau, giờ mua được 2 cân cá dầu bé tí để ăn – có thể đó là lý do chăng?

Ông Kiên kể vợ vừa phải mang bán mảnh vải định may quần.

Ông Nhị Ca bảo đời phải có ân oán chứ. Mấy chục năm nay, dân cán bộ khinh dân buôn bán, bây giờ đến lúc bọn buôn bán nhỏ nó khinh lại.

vendredi 8 mars 2024

Mai Quốc Việt - Ấu trĩ

 

Có một anh bạn lớn tuổi nhắn tin cho tôi, cậu nên đi xem phim Đào, phở và piano để biết nghệ thuật tuyên truyền của chúng ta ấu trĩ thế nào?

Tôi đã nhắn lại cho anh ấy, nghệ thuật tuyên truyền của chúng ta là bản photocopy màu nhưng hết mực chụp lại một bản màu gốc xịn của Liên Xô, vì thiếu màu nên dùng bút chì màu của Trung Quốc để tô thêm.

Và rằng là thì là mà, tôi là thế hệ cuối cùng còn sót lại của công việc này ở đất nước này, vì thế không cần xem tôi cũng hiểu.

mercredi 6 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (2)

 

Phần 2 : Những cô bộ đội và thanh niên xung phong ở binh trạm 12

Trích “Nhật ký chiến tranh” ghi trong những ngày giữa năm 1969 khi tôi theo Phạm Tiến Duật vào Đoàn 500 - một binh đoàn tách ra rồi lại nhập vào 559. Lòng người lúc này còn trong sáng, không ai cảm thấy chiến tranh là cả một gánh nặng nhất là quãng 1972 trở đi như tôi ghi hôm trước, bản thân tôi cũng còn nhiều non dại.

20/5/1969                                                                                                       

Nghe Duật giới thiệu Binh Trạm 12.5 năm nay, lứa thanh niên xung phong (TNXP) thứ hai lại gần hết hạn. Năm năm trước, một số cô gái ấy thích chuyển sang bộ đội, bây giờ lại cứ ở TNXP. Một cái cầu độc mộc mà ai cũng phải qua, trước khi bước vào cuộc đời chăng?

Nghe kể về những chuyến xe vượt khẩu và chuyện thường ngày ở binh trạm. Lính bạ cái gì cũng lấy lưỡi lê chọc thử, xem có gì ngon thì ăn, ăn chán thôi. Lấy thuốc lá sợi chống lầy. Duật gặp mấy cậu khoe em có thứ giấy này làm phong bì, mịn mặt lắm, chỉ tội hơi cưng cứng. Hỏi ra thì là giấy ảnh. Có ai biết đâu? Ở hai đầu mọi thứ đều quý. Chỉ ở giữa lúc vận tải trên vai người lính, nó là một cái gì lẫn đi giữa cát bụi.

mardi 5 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (1)

 

Phần 1 :  Những nữ dân công Thanh Hóa 

(Trích Nhật ký chiến tranh Hà Nội - Quảng Trị - Hà Nội 1972 – 1975)

1972

14/7

Về T.70.  Có lệnh quay ra. Từ vương quốc của hoang dại, bọn tôi sẽ trở lại vương quốc của sự nhân tạo, cấy trồng. Những chán ngán trong gia đình, những lúng túng trong công việc, và sự không phương hướng trong tình thế chung – sẽ lại đối mặt tất cả. Sau chuyến đi này liệu mình có khác được chút nào?

Lo đường ra. Nghe người ta nói đường ra mà sợ. Địch đánh liên miên. Ngoài kia, cách chỗ tôi đang ngồi viết không xa, những người dân Thanh Hóa, dân công đang ngồi bệt xuống đất nói chuyện. Thanh Hóa, cái tỉnh bè bè ra đó, người đông quá xá, người nào tiếng cũng bè bè, dáng dấp cũng bè bè. Đàn ông, có người 47- 48, thuộc loại đã đi dân công từ cuộc kháng chiến lần trước, đi từ Điện Biên Phủ, và bây giờ họ lại đi. 

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Con người ta để sống được phải có ăn. Ăn là “nhiệm vụ” hàng đầu.

Người đời đã tổng kết tứ khoái, thì ăn chiếm vị trí số 1. Các cụ xưa từng kết luận một cách rất triết học “dĩ thực vi tiên” (lấy ăn làm đầu, làm trước hết). Cũng có dị bản câu này là “dĩ thực vi thiên” (lấy ăn làm trời). Dân chỉ sợ trời chứ chả sợ đứa nào, ăn cũng ngang trời, không có ăn thì đói bỏ mẹ, rã họng, chết.

Ở một nước có truyền thống nông nghiệp, còn được ca tụng là “văn minh lúa nước”, trong những thứ bỏ vào mồm, gọi chung thành lương thực thực phẩm, thì gạo ở vị trí hàng đầu, số 1. Bữa cơm (nấu từ gạo) trở thành hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

dimanche 3 mars 2024

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.

vendredi 1 mars 2024

Lê Quốc Quân - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt !

Sau suốt một đêm chờ đợi và qua kiểm chứng, chúng tôi có thể xác nhận rằng Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt vào sáng ngày 29/02/2024, cùng thời gian với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.

Theo chị gái của nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì họ tiến hành vụ bắt giữ vào lúc "khoảng trưa". Công an có khám nhà rồi dẫn đi luôn. Chị không nhớ rõ là cáo buộc theo điều luật nào nhưng cho biết họ có "cầm hai tờ giấy và đọc" rồi đưa đi. Họ thu giữ của anh Bình một máy tính, một máy in, hai điện thoại và khoảng năm cuốn sách màu vàng.

Chị cho biết mặc dù cứ "run" nhưng cũng kịp gói thêm một ít "quần áo và đồ dùng cá nhân cho Bình" vì nghe Bình bảo "Lần này là họ bắt em luôn rồi".

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

mardi 27 février 2024

Dương Quốc Chính - Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra như thế nào ?

Mình mới đọc được comment của một người hình như là thày giáo dạy sử, như ảnh đính kèm, khi bạn này bình luận về quân Pháp vào thời điểm họ tấn công vào phía Việt Nam. Comment tuyệt đối đúng sách giáo khoa, mà thày được học và đi dạy!

Xét thấy quan điểm này quá phổ biến đối với người Việt và được coi là quan điểm chính thống, yêu nước, nên người ta mặc sức tuyên truyền một cách vô tri. Mình tin là rất hiếm người được hoặc cố gắng tìm đọc thông tin nhiều chiều, nên cũng mặc nhiên coi quan điểm này là tuyệt đối đúng.

Theo những gì mình tìm hiểu lâu nay, người Pháp trước thời điểm bị Nhật đảo chính năm 45 có cách hành xử rất khác với người Pháp quay trở lại Đông Dương với vai trò giải giáp Nhật đại diện đồng minh. Ban đầu là thay thế người Anh ở Nam vĩ tuyến 16, sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 thì tiếp tục thay thế quân Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16.

Đỗ Duy Ngọc - Về quê

"Tết nhìn thiên hạ trở về quê

Tôi chẳng có quê để được về"

Nói thế cũng hơi ngoa chăng, ai lại không có quê. Thật ra, tôi cũng có quê, nơi giòng họ nhà tôi đã qua hơn mười đời ở đó, gia phả ghi rõ vậy. Tôi thuộc đời thứ chín. Như thế, tôi cũng có quê chứ. Vùng đất đó có nhiều thắng cảnh, nhiều hang động nổi tiếng thế giới. Cũng là nơi sản sinh nhiều danh nhân đất Việt. Miền quê ấy có tên là Quảng Bình.

Đó là nơi ông nội tôi được sinh ra và lớn lên. Thời trai trẻ, ông nội đi Tây, lúc trở về lại Việt Nam, mới sinh ra ba tôi. Sau đó, ông nội tôi qua Lào làm ăn, mất ở Paksé, cho đến giờ cũng chưa tìm thấy mộ.

lundi 26 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

dimanche 25 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

samedi 24 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

vendredi 23 février 2024

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Xét theo phương diện công pháp quốc tế, tiêu đề đó hoàn toàn chính xác khi một quốc gia đem quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác, bất luận biện minh cho mục đích như thế nào.

Nhưng riêng đối với cuộc chiến năm 1979, thì bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều khập khiễng, khi không xét đến mối quan hệ giữa hai chế độ cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam. Mà theo đó, nguyên nhân chính yếu là quan hệ ý thức hệ Cộng Sản mang tính cách quyết định. Giả thiết, nếu một trong hai quốc gia khi ấy không phải là chế độ cộng sản, thì đã có cuộc chiến khiến làm thiệt mạng hàng vạn người ở cả hai bên cuộc chiến hay không ?

mardi 20 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (4)

Năm xảy ra vụ Mậu Thân 1968, tôi sắp lên lớp 7, anh trai tôi sắp vào lớp 10 (hệ 10 năm). Huyện đội, xã đội đã lập danh sách nhà nọ nhà kia có mấy con trai, đang bao nhiêu tuổi, cứ qua tuổi 16 chạm 17 là gửi trát khám sức khỏe tận tay.

Nhà tôi cả già lẫn trẻ, đàn ông đàn bà có 6 người, chưa ai đi bộ đội. Anh tôi biết tương lai gần của mình là vậy nên vừa xong lớp 10 thì lên đường ngay. Sau xuân Mậu Thân, chiến trường khát lính chưa từng có, bao nhiêu cũng không đủ.

Điều này xảy ra lần thứ hai khi mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị. Khi đó, tôi đang lớp 10, cũng chuẩn bị tâm thế như anh mình, nhưng họ xét thực tế nhà có hai trai đã đi một nên được tạm hoãn. Nhiều bạn cùng lớp 10 với tôi bị đi và mãi mãi không về.