Affichage des articles dont le libellé est Kiểm duyệt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiểm duyệt. Afficher tous les articles

vendredi 15 mars 2024

Ngô Nhân Dụng - Tập Thủy Hoàng Đế

Lý Cường hiểu rõ tâm lý Tập Thủy Hoàng Đế. Tuyên bố trong ba năm sẽ không họp báo sau phiên họp quốc hội là biết phận mình, chấp nhận rằng dân chúng không cần biết mặt ngang mũi dọc ông thủ tướng; cũng không cần biết ông thủ tướng đang làm công việc gì.

Tần Thủy Hoàng đi thăm cung Lương Sơn, nhìn thấy xe ngựa, cờ quạt dưới chân núi; hỏi tả hữu ai đi mà đông vậy. Chúng thưa đó là Thừa tướng Lý Tư. Ngày hôm sau, Lý Tư vẫn đi qua núi nhưng không thấy ngựa xe tấp nập nữa. Thủy Hoàng nổi giận hỏi ai đã kể chuyện với Lý Tư; chúng đều chối. Bèn giết hết những kẻ có mặt ngày hôm trước; và từ đó cấm không cho ai biết hoàng đế đang ở chỗ nào; Tư Mã Thiên kể trong Sử Ký. Hai ngàn năm sau, đời nhà Thanh, ông vua cùng tam cung lục viện sống trong Cấm Thành.

Giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc cũng sống riêng biệt trong khu Trung Nam Hải, một thứ cấm thành mới. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình còn tạo nên một “Cấm Thành Ảo” không cho ai biết bên trong cấm thành đó ông quyết định vận mạng hơn một tỉ người Trung Hoa như thế nào.

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Thông - Thời sự 2 : Phạt “cháu ông to”

 

Cũng tới gần giữa tháng Ba, báo mậu dịch và siêu mạng xã hội ì xèo về vụ nữ tài xế ở Hà Nội bị phạt, rồi phạt lây sang cả người khác.

Chả là có một cô lái ô tô trên đường, xe cô ta va chạm với xe máy người khác. Anh xe máy đi đúng luật, không vi phạm gì, nhưng cô kia cứ lăn ra bắt đền. Công an tới giải quyết, biết cô kia dính nồng độ cồn, lại còn cãi bướng, nên lập biên bản. Cô cáu tiết lu loa lên, kiểu “biết bố tao là ai không”, tự xưng là cháu một ông to, rất to (tôi chỉ biên chung chung vậy thôi, kẻo họ lại lôi tôi vào cuộc, đụng tới ông này phức tạp lắm).

Nhiều người nghe thấy, rồi báo chí mậu dịch nắm được, tường thuật điều nóng sốt ấy. Có những anh chị phây búc cơ nhanh nhảu thuật lại, rằng cháu ông này, cháu ông kia. Thế là sinh chuyện.

Nguyễn Thông - Thời sự 1 : Đào Ngọc Dung


 

Ngày 12 và 13.03, khá nhiều báo quốc doanh thông tin về hoạt động bất thường của ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.

Báo Tuổi Trẻ rút hẳn tít cụ thể “Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp cục, vụ”, báo Dân Trí thì tránh cái tên cúng cơm nhưng cũng khá rõ “Bộ trưởng LĐ-TB&XH bổ nhiệm 4 cán bộ cấp vụ”…Đọc kỹ tin bài, coi kỹ ảnh chụp lúc trao hoa trao quyết định, không thấy ông Dung, chỉ có ông thứ trưởng và những người được hưởng lộc. 

Chưa đầy nửa ngày sau, gần như tất cả các báo đăng nội dung này đều bóc gỡ, nếu mở ra sẽ chỉ xuất hiện lỗi 402 hoặc mất tăm mất tích.

lundi 11 mars 2024

Tiểu Vũ - Chạnh lòng với thân phận báo chí thời nay

 

Dạo này đi họp báo, kể các các sự kiện lớn của nhà nước tổ chức, bạn sẽ liên tục nghe MC nói trong phần tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự: "Cảm ơn các YouTuber, TikToker (rồi mới đến cảm ơn) các cơ quan báo đài đến dự và đưa tin...".

Là hiểu nền báo chí của chúng ta đang ở vị trí nào.

Có lần nọ đi họp báo Lễ hội cà phê Tây Nguyên, thấy ban tổ chức bố trí chỗ ngồi cho các hot TikToker YouTuber ngồi hàng đầu tiên rồi đến các nhà tài trợ. Dãy cuối cùng bên trái mới dành cho phóng viên.

mardi 20 février 2024

Đỗ Trung Quân - 17-2 -1979

Chuyện từ một tờ báo được “tam ban triều điển“ của Triều đình. Phó ban tuyên giáo Huỳnh Thanh Hải khi ấy nói “Chuyện người ta muốn quên các anh cứ khơi lại, nhắc mãi …“

Để Mị nhắc cho mà nhớ:

Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Biên Giới Tháng Hai của nhà báo Huy Đức trên cụm trang Góc nhìn số ra ngày thứ Hai 09.02.2009. Bản online của bài này được đăng lên website sgtt.vn ngay sau đó.

Đến trưa ngày 09.02.2009 bài này bị “trển” bắt rút khỏi website, và bản báo giấy thì bị điểm mặt chỉ tên lưu “sổ bìa đen” trong cuộc họp giao ban với ở “trển” vào thứ Năm tuần đó.

lundi 19 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

lundi 5 février 2024

Nguyễn Đông Thức - Những tấm hình kỷ niệm phim “Ngọc trong đá”

 

Truyện dài “Ngọc trong đá” được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Tháng 3-1986, kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố. Đây cũng là truyện dài đầu tiên Nhà xuất bản này làm, khi được tách ra từ Nhà xuất bản Măng Non.

Truyện tạo được tiếng vang nên đã lọt vào tầm ngắm của vài hãng phim. Hãng phim Nguyễn Đinh Chiểu với đạo diễn Lê Mộng Hoàng tới đặt vấn đề đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi rất hoan hỉ.

Lúc đó thủ tục làm phim rất khó khăn. Kịch bản phải được đưa ra Bộ Văn hóa duyệt. Ông Thứ trường Nguyễn Đình Quang (ông này học vị giáo sư tiến sĩ, học bên Tàu rồi bên Đông Đức về, từng là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu…). Đọc xong, trong đợt vào Nam công tác ông cho gọi tôi và ông đạo diễn tới Văn phòng 2 của Bộ:

dimanche 14 janvier 2024

Dương Quốc Chính - Công trình của ai bị sập mà báo chí phải gỡ bài ?

 

Không biết công trình này của chủ đầu tư nào, chỉ cái tháp con con kia sập thôi mà báo chí cũng phải gỡ sạch. Còn mỗi một tờ báo miền núi Gia Lai gì đó còn sống link.

Nhìn cái nhà có vẻ là công trình công cộng, thì đúng luật là Sở Xây dựng hoặc Bộ Xây dựng phải thẩm định thiết kế và có kiểm tra thi công, tùy quy mô. Thế nên công trình sập thì cơ quan chức năng phải điều tra, xử lý và báo chí có quyền lấy tin.

Sai thì sửa, chửa thì đẻ thôi có gì mà phải bưng bít. Tháp con con thì xây lại có gì ghê gớm đâu mà cứ quen thói đi bịt truyền thông. Cứ đi làm vậy nên nó thành phản cảm. Giờ mua xe mua nhà mà biết thằng chủ hở ra là bịt mồm thiên hạ thì chả sợ bỏ mẹ. Nhỡ hàng mình mua có vấn đề nó cũng bịt mồm mình như vậy thì sao?

lundi 1 janvier 2024

Huy Đức – Năm 2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin Truyền thông

Chỉ số tự do báo chí của Việt Nam 2023 đứng ở mức 178/180, chỉ trên Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tôi vốn rất ít khi dẫn các số liệu của RSF không phải vì Chế độ vẫn xếp họ vào hàng “thế lực thù địch”, mà bởi họ không thực sự hiểu Việt Nam.

Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên và, nếu như Trung Quốc kiểm soát tự do ngôn luận có mục tiêu, có chiến lược, thì Việt Nam lại chưa bao giờ nhất quán. Điểm xếp hạng tự do ngôn luận của Việt Nam đôi khi bị đánh tụt chỉ vì sự ấu trĩ của một vài lãnh đạo và những âm mưu vặt vãnh của những người sau lưng họ.

Nhưng, thứ hạng của năm 2023 không phải không có lý do của nó.

vendredi 29 décembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Cọng lông trôi nổi cõi ta bà Việt

 

1) Sách Yên Đan Tử (cuối đời Tần) viết: “Có cái chết nặng tựa Thái Sơn, có cái chết nhẹ như lông hồng”.

Người đời xưa khi nói về ý nghĩa của cái chết và thái độ con người trước cái chết đã dùng hình tượng của một vật rất rất nặng là núi và một vật rất rất nhẹ : cọng lông. Ý câu ấy nói khi gặp việc đáng hy sinh, người ta xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Lông hồng chỉ lông một loài chim, chim hồng, là lông vũ. Về mặt tiến hóa học thì người và chim có cùng tổ tiên, tách nhau cách nay khoảng sáu chục triệu năm. Lông của người, thuộc nhóm lông mao, có cùng nguồn gốc phát triển phôi sinh học với lông vũ. Nói tóm lại lông vũ (lông chim) và lông mao cùng nguồn gốc, chẳng xa xôi nhau chi!

dimanche 10 décembre 2023

Thọ Nguyễn - Cam tươi, CAM ảo, CAM không não

 

Mấy tuần rồi hắn rao bán cam riết nên từ "Thọ Củi“ thành "Thọ Cam“. Thật ra thằng tiều phu từng bị mang tiếng là CAM từ lâu rồi.

Đó là vào những năm 2005-2009, khi Internet 2.0 mới ra đời. Công nghệ 2.0 cho phép tương tác, tạo ra tiền đề cho mạng xã hội hôm nay. Một số sinh viên Việt Nam ở nước ngoài liền lập ra các trang "Dân Luận“, "Tathy“, "Thanh niên xa mẹ“ để nói chuyện đời, chuyện học.

Ở trong nước không thể thuê server hoặc lấy tên miền cho các trò này. Chỉ cần nghe thấy từ "Diễn đàn“, Forum, "Mở cửa“ v.v... là bị cấm. Chỉ có sinh viên Việt nước ngoài mới làm được. Sinh viên vì đám đó rỗi hơi và có nhiều nhu cầu trao đổi, bồ bịch. Tất nhiên những diễn đàn này thu hút người trong nước như ong ngửi thấy mùi đường.

dimanche 3 décembre 2023

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

Phạm Xuân Nguyên - “Tranh treo”

 

Tranh treo không phải tranh treo nhưng là tranh treo. Nghĩa là tranh treo không phải tranh được treo. Tranh treo nghĩa là tranh không được treo. Tức thị là tranh treo.

Như là án treo.

Cuộc triển lãm tranh gò đồng chân dung văn nghệ sĩ của nhà thơ - nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) khai mạc chiều 02/12/2023 đã bị “tranh treo”như vậy. Ông mang từ Hải Phòng lên 184 bức xin phép bày triển lãm. Nhưng Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hà Nội xét duyệt đã chỉ cấp phép cho treo 154 bức, còn 30 bức là “tranh treo”.

lundi 27 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Báo chí cách mạng và mạng xã hội

Thấy mỗi báo Tuổi Trẻ đăng tin thày Tuệ Sĩ viên tịch, tiểu sử thì cắt mất khúc thày đi tù. Báo Giác Ngộ là báo ngành thì không nói.

Facebook và đài địch đăng tin ầm ầm như vậy, nên việc báo chí cách mạng không đăng tin nó cũng không mấy ý nghĩa vì dân vẫn biết.

Điều đó chỉ nói lên quan điểm “chính thống” của Ban Tôn giáo là không nhắc tên thày và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

mercredi 22 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (3)

Trong bài kỳ 2, tôi có nhắc lại một thực tế khách quan mà hàng triệu người biết chứ không phải chuyện bịa, không phải nghe hơi bắc nồi chõ. Là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (người ta quen gọi chính quyền Sài Gòn) trước năm 1975 đã rất công bằng, tôn trọng lịch sử khi đặt tên đường.

Ông anh trai tôi sinh thời từng bảo đâu chỉ tên đường, “nó” còn khá đàng hoàng, tử tế khi vẫn cho tồn tại, cho phép hương khói thờ tự mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, dù biết người nằm đó là ai. Rồi ở mấy tỉnh miệt Nam Bộ vẫn có nhà thờ cụ Hồ do dân tự lập năm 1969, dù có lúc binh lính thấy ngứa mắt định phá nhưng chả kiên quyết lắm nên vẫn cứ còn.

Hồi thập niên 60 - 70 đám chúng tôi còn nghe kể ông luật sư Trịnh Đình Thảo có khu biệt thự cực rộng ở trung tâm Sài Gòn, ông ngang nhiên đặt tên một con đường trong dinh cơ của mình là đường Hồ Chí Minh nhưng chính quyền cũng chỉ khó chịu chứ không làm gì.

lundi 13 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Cuộc đời vẫn đẹp sao

 

Ngày 11.11 Phan Huỳnh Điểu… ra đời, còn Hàn Mặc Tử về với đất.

Gã đến dự 99 năm Phan Huỳnh Điểu. Tuổi ta là trọn một trăm. Cũng chỉ chưa bước qua tuổi 20 chàng trai xứ Quảng đã lãng mạn tình: “Ôi ta buồn ta đi lang thang”với ca khúc Trầu cau, để rồi đùng cái vào tuổi 21 hào hùng khúc quân hành cách mạng:

“Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về

mercredi 8 novembre 2023

Tạ Duy Anh - Điện ảnh sướng thật

 

Đều là làm nghệ thuật, nhưng so với đám viết văn thì những người làm điện ảnh quá sướng, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa kéo cả Quốc hội vào bảo vệ. Thậm chí ông Bộ trưởng còn dùng diễn đàn oai phong hàng đầu này làm hậu thuẫn để dọa những kẻ dám bôi xấu bộ phim Đất Rừng Phương Nam.

Giá mà những cuốn sách xuất bản đúng luật, nội dung không phạm luật nhưng bị quân anh Hùng thông tin cấm, cũng được ông Hùng văn hóa bảo vệ thì đám văn nghệ sĩ chắc tế sống ông chứ chả chơi.

Xin trích ý kiến rất dân chủ của ông Hùng văn hóa: "Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tôn trọng Hội đồng thẩm định phim quốc gia".

lundi 16 octobre 2023

Huy Đức - Tâm thức nô lệ

 

Không phải tuyên giáo mà "trí thức" đã chỉ điểm những "sai lệch lịch sử" trong phim Đất Rừng Phương Nam. Đấy mới là bi kịch lớn nhất của nước ta.

Tất nhiên, các đạo diễn phim giải trí cũng cần phải tránh những sai sót, nhưng Đất Rừng Phương Nam đâu phải là một bộ phim tư liệu về "Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ".

Không phải điện ảnh Việt Nam thiếu 350 nghìn tỉ mà điện ảnh Việt Nam thiếu một không gian tự do sáng tạo. Để trong đó, các nghệ sĩ  thỏa sức nhìn lịch sử, kể cả các nhân vật lịch sử theo cách của mình.

mercredi 11 octobre 2023

Đoàn Bảo Châu - Không thể chấn hưng văn hóa nếu không hiểu điều này!

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt trả lời phỏng vấn: "Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng tác phẩm tầm khu vực và thế giới.

Ngành Văn hóa mong muốn đầu tư sáng tác để có những tác phẩm đỉnh cao, tầm cỡ, mang sức sống thời đại, nhất là trong văn học, nghệ thuật, hội họa. Nội dung này cần nguồn lực lớn, đầu tư nhiều năm chứ không đơn giản là tổ chức cho văn nghệ sĩ những chuyến thực tế hay trại viết trong vài tuần, vài tháng."

Việc quan trọng để chấn hưng được văn hóa là các vị phải có cái nhìn thẳng thắn, công bằng với lịch sử.

lundi 25 septembre 2023

Huy Đức - Nhạc sĩ Quốc Dũng [1951-2023]

 

Vào Sài Gòn năm 1983, Tụ điểm 126 cách Trường Chuyên gia Quân sự 481 chỉ một cái "bùng binh..."

Rất biết Nhã Phương, Bảo Yến, nhưng phải rất lâu sau đó chúng tôi mới biết người chồng tài năng của Bảo Yến, nhạc sĩ Quốc Dũng.

Sau 1975, tên tuổi những người Việt Nam tài năng nhất sống ở miền Nam [như Cung Tiến, Phạm Duy, Phạm Đình Chương...] đều biến mất trên báo chí và sân khấu nhà nước.