Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles

lundi 6 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Đất không giữ được nước


Là đất chết!

Nơi nào mà đất chai cứng vào mùa khô và nhão nhoẹt bùn lầy vào mùa mưa, thường là đất chết.

Khi không còn độ mùn thì đất chết! Không có độ mùn thì dù có cày đất tơi xốp thì nước ngấm hết chứ không giữ lại độ ẩm, nên mùa hạn dù có tưới cây thật nhiều thì cây chỉ hút được một phần nhỏ và đa số bốc hơi.

Tương tự, vào mùa mưa, đất không có độ mùn để giữ nước thì nước cứ từ cao trôi xuống thấp và lỗi luôn cả đất tạo thành lũ nước, lũ bùn.

dimanche 5 mai 2024

Nickie Tran - Tôi sẽ chết...

 

Hôm nay có việc đi Đồng Nai, trên đường về tôi thấy rất nhiều cây cháy chết vàng đen vàng đỏ cả lá. Cây lớn lớn chết! Cây trung trung chết! Cây nhỏ nhỏ chết, ngay cả cỏ mọc ven đường và dừa nước dưới ao cũng chết. 

Tôi nhìn cảnh đó rồi tôi ngồi trên xe tôi khóc. Tôi không phải dạng ủy mị thấy cái mẹ gì cũng khóc, mà tôi thuộc dạng chết nhát. Thấy mình sắp chết nên tôi khóc.

Bài viết cũ của tôi nói về chuyện những cánh đồng không lúa và những con sông không cá. Đó là tôi dự đoán cho tương lai mấy chục năm nữa. Hôm nay thì tôi thấy nó không có xa như tôi nghĩ. Và khi nhiệt độ tăng lên thêm tầm vài độ nữa thôi thì tôi sẽ chết. Mà không phải mình tôi chết đâu.

Thái Hạo - Tiếng chim bên hiên nhà

 

Sáng dậy, tiếng chim mở hội bên hiên nhà, ồn ã, huyên náo. Chim tìm vịt, liếu điếu, sẻ đồng, bìm bịp...Cả một loài chim lạ nữa, mình thon, đuôi dài, đen trùi trũi, tiếng kêu rất...vụng về và cục súc (!).

Nhớ lại, bốn năm trước khi vừa về quê, ngoài vài con bìm bịp thi thoảng bắt gặp trong những bụi rậm, gần như không khi nào nghe thấy tiếng chim. Chúng đã bỏ xứ mà đi. Nhưng đất lành chim đậu, nơi đâu an toàn chúng sẽ tìm về.

Mỗi lần ra khỏi nhà, nếu gặp một người khả nghi, tôi luôn dừng lại và hỏi “Anh đánh chim phải không?”. Họ thừa nhận và thường chống chế, rằng đánh chim có sao đâu. Tôi không cự cãi, chỉ nói “Vậy để tôi gọi công an”. Họ lập tức dọn đồ và bỏ đi.

Nguyễn Tuấn Khoa - Nắng, mưa và hạn mặn


Hồi những năm 80 người ta thấy có nhiều nhóm tập trung trên cầu Chà Và (quận 5) để cá độ đoán mưa, đoán nắng. Trò cá độ này thu hút vì ăn thua, chung độ nhanh như một ván bài cào. Khi có đám mây đen kéo tới, họ cá với nhau trong khoảng thời gian nào đó sẽ có hay không có mưa.

Nhiều năm sau, kinh tế Việt Nam xuất hiện mô hình Ba Lợi Ích nên nhiều xí nghiệp sản xuất bắt đầu hình thành. Không xa cầu Chà Và có xí nghiệp Cầu Tre sản xuất hải sản đông lạnh. Xí nghiệp này cũng đồng thời cung cấp cho thị trường cá độ cầu Chà Và nhiều "nhân tài"!

Chuyện là vầy.

samedi 4 mai 2024

Thái Hạo - Những cảnh đáng rùng mình


Nhìn bức ảnh mà ngao ngán!

Không phải chỉ vì rác, rác ngập mọi nơi, mà còn vì cảnh một bạn nữ ngâm mình trong dòng nước đen đặc quánh bẩn thỉu này. Rồi bệnh tật và những hiểm họa sức khỏe thì sao đây?

Thuyền bè máy móc đâu? Đã hết một phần tư của thế kỷ 21 rồi. Ở nhiều quốc gia, đến bón phân cho ruộng cũng dùng máy bay, mà ở Việt Nam những bạn trẻ phải trầm mình trong nước thải, dùng tay không vớt rác.

Mai Quốc Ấn - Hiền nhân đâu vắng tá?

Một vài con số :

18 triệu dân, tương đương 18 % dân số

12,8 % diện tích cả nước

11,95 % GDP quốc gia

5 0% sản lượng lúa cả nước

Chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét.

vendredi 3 mai 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Phượng Hoàng lửa

Trong ghi chép của một số tài liệu về hiện tượng địa lý, tôi nhớ có đọc “cảnh chết chóc hàng loạt của sinh vật vì hạn hán”, “cảnh cháy thành tro tàn”… mỗi khi có Phượng Hoàng lửa xuất hiện.

Hồi đó đọc ngờ nhiều hơn tin, rồi giật mình khi thấy có sự xuất hiện của Phượng Hoàng lửa thiệt trên bầu trời, cứ ngỡ mất mát trong dịch Covid đã là đỉnh điểm. Nào ngờ, cả tháng nay, khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ, hình ảnh đất đai khô cằn, nứt nẻ, lá cây cháy vàng thiệt đáng sợ.

Hôm qua thêm cảnh miền Đông cá chết hàng loạt như vầy, tôi thiệt sự biết sợ hạn hán, sợ Phượng Hoàng lửa rồi. Những bầy ruồi đen còn ám ảnh hơn cả mặt hồ tràn xác cá trắng hếu!

jeudi 2 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long


Mấy tháng nay, báo chí và các nhà khoa học cho rằng vấn nạn “hạn mặn” ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập ở thượng nguồn sông Mêkông, và báo động viễn cảnh lưu lượng dòng chảy sông Tiền và sông Hậu sẽ cạn kiệt sau khi Campuchia đào kinh Phù Nam dẫn nước Mêkông ra vịnh Thái Lan.

Đáng tiếc, không có nhà khoa học hoặc chính khách nào xem lại Quốc hội Việt Nam từng thông qua các Luật Tài Nguyên nước, Luật Thủy lợi và Luật Quy hoạch, nhưng đã để lại những điều khoản chồng chéo nhau về quản lý nguồn nước sông.

Có lẽ gần 500 đại biểu Quốc hội chỉ chú tâm đến việc thường bỏ phiếu bầu hay bãi miễn chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội và coi đó là việc trọng đại. Còn việc nước sông ngọt hay mặn, lũ hay cạn là chuyện của nông dân, cứ nhắm mắt thông qua cho đủ luật, như đủ “tụ”.

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

Cù Mai Công - Chặt bỏ hơn 400 cây làm Metro 2 ở TPHCM

 

NÓI “KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG” NHƯNG CHẶT THÌ CỨ CHẶT

Hè 2024, giữa cơn nắng hạn tơi tả suốt cả tháng chưa thấy chấm dứt, người Sài Gòn bần thần, bàng hoàng nghe tin hơn 450 cây xanh dọc tuyến Metro 2 sẽ bị chặt bỏ - một số ít trong đó người ta gọi là bứng dưỡng và… trồng nơi khác (!).

Số cây sẽ bị chặt để làm Metro 2 nhiều gần gấp ba số cây cổ thụ huyền thoại đẹp mê hồn bị chặt bỏ trên đường Tôn Đức Thắng. Hàng cây ấy “về sau và nhiều năm sau nữa”, nhiều thế hệ người Sài Gòn sẽ vẫn còn đau thắt ruột khi nhắc tới. Còn hiện nay con đường này trơ trọi, nắng chang chang; không có việc, không ai muốn qua lại.

Số cây sẽ bị chặt dư để lấp đầy khu công viên 30-4 rộng 3,5 hecta trước Dinh Độc Lập hoặc công viên Lê Văn Tám gần 6 hecta mà chúng ta vẫn gọi là những “lá phổi xanh” giữa thành phố.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

mercredi 10 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Nhìn thấy tương lai

 

Có hai quyển sách mà người Việt nên tìm đọc vì chính tương lai của bản thân và con em mình.

“Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” của nhà báo Ngô Thế Vinh, và “Nhìn lại thấy xa hơn” của Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam. Họ nhìn được tương lai, theo đúng nghĩa đen, khi tương lai chưa diễn ra.

Dù đã cảnh báo về một châu thổ xác xơ, nhưng đã 24 năm từ khi xuất bản, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang “đúng quy trình” cạn dòng. Biển Đông thì Tàu vẫn biết bao lần quấy rối, xâm phạm thềm lục địa lẫn lãnh hải nước ta.

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

Nguyễn Gia Việt - Mùa gánh nước ở Miền Nam

 

Tới mùa khô hạn thì Nam Kỳ lục tỉnh chộn rộn lên vụ thiếu nước. Khi mà nước sông đã chè chè lợ lợ, kinh rạch trơ đáy, đất đai nứt nẻ.

Miền Nam không phải là toàn vẹn, đất phèn phần nhiều, những xứ gần biển thì quanh năm nước chè mặn pha ngọt, qua mùa nắng thiếu nước ngọt dữ dằn.

Ngày xưa nhà Miền Nam nào cũng có một hàng lu mái đầm, mái dú, da bò, vài cái khạp để đựng nước mưa. Nhà giàu xưa có những hàng lu rất bự ở sau hè.

Lưu Trọng Văn - Cháy khát

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang ở Bắc Kinh, được Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh đón tiếp nồng nhiệt cùng những lời ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh.”

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

vendredi 5 avril 2024

Cù Mai Công - Nắng hè Sài Gòn bỗng nhớ thương những nếp nhà xưa

 

Từ nhà dân đến nhà trí thức, nhà quan đều là nếp nhà của bình yên, mát mẻ trong nắng Sài Gòn tháng Ba, tháng Tư - cao điểm mùa khô.

Ai không nhớ những ngôi nhà ngoại ô “một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền” một trệt, mái ngói dài, che mát đến cả nửa khoảnh sân nhà phía trước đầy cây cối.

Ai không nhớ những ngôi biệt thự “có hoa vàng trước ngõ”, “gió lùa vào hàng cây”, một trệt một lầu, lùi sâu sau mặt tiền. Thường trồng một, hai cây lớn, từ lúc một thành viên của ngôi nhà được sanh ra cho tới lúc lớn khôn vẫn là cây ấy, đã thành cổ thụ.

samedi 16 mars 2024

Cù Mai Công - Kèn hồng, bằng lăng tím, bò cạp vàng : Lãng mạn vô duyên, bất hợp lý trong nắng Sài Gòn

 

Tháng Ba, tháng Tư cao điểm mùa khô Sài Gòn: 35, 36, 37 độ.  Người đi đường nào cũng khủng hoảng với cái nắng cháy da khét thịt. Ai cũng thèm một bóng cây để thấy "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát" (thơ Nguyên Sa).

Hàng cây kèn hồng trồng lỗ chỗ trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần cầu Điện Biên Phủ năm nay lác đác trổ hoa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3-2024, ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM - cho biết nguyên nhân: do năm nay nắng nóng dài, các đợt thời tiết mát mẻ trước Tết Nguyên đán cũng không xuất hiện nhiều, mưa cũng ít hơn. Dù là giống cây thích hợp khí hậu miền Nam nhưng cây vẫn cần điều kiện nắng và mưa đủ để cho năng suất tốt nhất.

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

jeudi 8 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.