Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles

lundi 15 avril 2024

Thiếu Khanh - Bước đầu tiên


Gần đây, trên VTV xuất hiện một nam phát thanh viên, mà mỗi ngày vào đầu một chương trình gì đó, anh ta lại hăm hở thông báo một “phát hiện” mới mẻ như một chân lý. Rằng “những cuộc hành trình vạn dặm đều bắt đầu từ những bước chân.”

Mình nghe đi nghe lại thấy dường như có gì đó thiêu thiếu: Nói vậy, nếu không bắt đầu từ những bước chân thì không ai làm được cuộc hành trình vạn dặm nào sao? Hoặc không có cuộc hành trình vạn dặm nào không cần phải đi bằng chân sao?

Thời đại ngày nay, các phương tiện giao thông rất phát triển, đâu có còn ai đi bộ những đoạn đường vài trăm mét, nói chi đường xa vạn dặm.

Nguyễn Chương - Lai rai ghi chú chữ nghĩa: Chích ngừa và tiêm chủng


1-  Mấy năm trở lại đây, ở miền Trong, cứ thường xuyên nghe phải hai chữ "tiêm chủng". Là gì?

Dùng vật nhọn mà chích vào, gọi là “tiêm” .

Lấy giống của bệnh cho vào cơ thể, để ngừa, gọi là “chủng” .

Hai chữ "tiêm chủng" là âm Hán-Việt từ chữ Hán, tức "chữ Tàu" trong lối nói thông thường của người nước Nam chúng ta.

mercredi 10 avril 2024

Khiết Nguyễn - Từ siêu thị đến siêu chém

 

Hôm nay, như thường lệ, tôi đi chấm bài và cũng như thường lệ, chỉ ba tiếng đồng hồ là xong, nên khi tôi xong việc cũng là vào giờ ăn trưa.

Vậy nên tôi cuốc bộ ra khu thương mại của người Việt Nam gần đó để ăn bún riêu và nhân tiện, xem có ai tưng bừng khai trương bán thứ gì đó với giá hạ thì mua.

Điều mà mãi đến hôm nay tôi mới để ý là trong kinh doanh, người Việt Nam chúng ta cũng theo kiểu “con gà hơn nhau tiếng gáy”.

lundi 8 avril 2024

Nguyễn Chương - Lẽ nào "sính Tàu", "sính Tây" rồi quên mất ... tiếng Việt ?

 

1/ Một người tôi quen ở ngoài Hà Nội, có lần thắc mắc, "Bấy lâu nay cứ gọi "mì chính". Nhưng, "mì"? Đây đâu phải bánh mì cũng chẳng phải sợi mì. Tôi thưc sự không hiểu". 

Này, "mì-chính" là tiếng Tàu, ồ, bây giờ gọi ... "tiếng Trung"!

Chất monosodium glutamate (gọi tắt MSG), người Trung Quốc chuyển dịch thành (âm Hán-Việt "vị tinh") => Tiếng Hoa Bắc Kinh đọc /wèi jīng/. hao hao "wầy-chíng", tiếng Hoa Quảng Đông đọc /mì-chíng/!

vendredi 5 avril 2024

Thái Hạo - Vua Tiếng Việt là ai?

Vua Tiếng Việt là một trò chơi truyền hình có mục đích và tham vọng khá lớn như chính những người làm chương trình đã tuyên bố. Sau những sai sót suốt hai năm qua ở chương trình này, dù ông Hoàng Tuấn Công đã kiên nhẫn chỉ ra, đến nỗi, nay, nhiều người phải phát biểu rằng VTV nên dừng chương trình này lại.

Nhưng cùng với sự “kiên định” của mình, Vua Tiếng Việt không những không sửa lỗi mà còn lặp lại và phát sinh thêm. Điều ấy khiến tôi tò mò: không biết ai là “tác giả” của Vua Tiếng Việt?.

Theo báo Lao Động (2021), nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình Giải trí – Đài Truyền hình Việt Nam là Chỉ đạo sản xuất chương trình Vua tiếng Việt; còn Khuất Ly Na là đạo diễn của chương trình này.

lundi 1 avril 2024

Nguyễn Quang Thiều - Như đường chân trời

 

(Tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01/04)

Trong toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam đến nay, với tôi, không có nhạc sĩ nào được nhiều người nghe và có nhu cầu nghe trong suốt một phần đời dài của mình như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi không nói ông là nhạc sĩ tài ba nhất, nhưng tôi có thể nói ông là nhạc sĩ đã tạo ra một thuật ngữ đặc biệt: ''Nhạc Trịnh''. Chỉ cần ai đó nói ''Nhạc Trịnh'' là trong con người tôi ngập tràn giai điệu của ông.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã dựng lên những vẻ đẹp của nỗi buồn kiếp người. Âm nhạc của ông đẩy người nghe đi xa mãi, xa mãi trong thế giới tâm hồn của người nghe. Với tôi, mỗi khi nghe Trịnh Công Sơn giống như một cuộc hành hương về những nơi chốn tưởng như đã bị lãng quên trong con người mình.

Liễu Hằng - Nghĩ về nhạc Trịnh

 

Nhạc Trịnh không bình dân, nhưng phổ cập đến kỳ lạ. Bởi ai cũng có thể thấy mình trong đó!

Thấy cái quay quắt của “tình ngỡ đã quên đi, nhưng lòng cố lạnh lùng”. Thấy cái cô đơn tận cùng của “người về soi bóng mình, trên tường trắng lặng câm”. Và cả cái chếnh choáng “men rượu cay, một đời tôi uống hoài”.

Trong giai điệu, nhạc Trịnh không sang trọng kiểu Văn Cao, không phong phú như Phạm Duy. Nhưng chính trên nền slow tông thứ giản đơn ấy lại chứa, đọng cả một thế giới lộng lẫy của: Thơ ca, triết lý, văn hóa, ngôn từ… Riêng ở những ca khúc da vàng, nhạc Trịnh mang một tầm vóc vĩ đại về thời cuộc, về thân phận.

dimanche 24 mars 2024

Phạm Công Luận - Những từ ngữ nổi trôi

 

(Chuyện nhỏ về lời nói hằng ngày của một thời)

Hồi tôi còn nhỏ, lúc vốn hiểu biết còn ít ỏi (giờ cũng vậy) và chưa có định kiến với bất cứ điều gì, tôi thích âm thầm quan sát thế giới chung quanh mình. Thế giới của tôi là cái xóm nhỏ gần một ngôi chùa, hai khu cư xá, hai ngôi chợ và một cái nhà thờ.

Ở đó, gia đình tôi sống chung với đa số là người Nam, vài nhà gốc Bắc, một nhà có gia chủ là người Quảng Ngãi và một nhà có cô con gái lai Ấn, một nhà có người con rể người Hoa. Bước ra đầu hẻm, tôi chạm mặt ngay một trường trung học của ngũ bang người Hoa lập nên. Đám trẻ chúng tôi lớn lên trong môi trường đô thị đa dạng, chơi với nhau không bao giờ phân biệt từ đâu tới, không bao giờ lôi gốc gác, ngôn ngữ hay nghề nghiệp cha mẹ ra nói.

Trong cuộc sống như vậy, chúng tôi dung nạp đủ thứ từ ngữ ngoài đời. Ở đây không phải là những từ chửi rủa thô tục, mà là từ ngữ để dùng hàng ngày, lạ tai, miễn sao có thể hiểu nhau.

mardi 19 mars 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tiếng Việt thời nay

Hôm nay, tôi nhận được một email của một người Sài Gòn mở đầu bằng chữ “Kính gởi …” (thay vì ‘kính gửi’). Mát dạ ghê nơi! Và, làm tôi có cảm hứng thổ lộ vài tâm tình về tiếng Việt ngày nay.

Tôi là người lớn lên với Tiếng Việt thời trước 1975, tức là Tiếng Việt trong Tự Lực Văn Đoàn của những Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, v.v…Đó cũng là tiếng Việt của các tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Quỳnh, và sau này là Mai Thảo cùng nhóm tạp chí Bách Khoa lừng danh một thời. Đó cũng chính là Tiếng Việt thời 1945 và sau này được gìn giữ ở trong Nam.

Thời đó, chúng tôi nói và viết Tiếng Việt theo thứ tự tự nhiên. Chẳng hạn như chúng tôi được dạy là 'hôi thúi' (hay 'hôi thối') vì một vật thể khi bị chết đi, nó đi từ 'hôi' mới đến 'thúi.' Chúng tôi nói 'khai triển' (khai trương rồi mới phát triển). Các thầy dạy cho biết đó là cách nói của người Việt được coi là thuận với thiên nhiên.

mardi 12 mars 2024

Hoàng Dũng - Michel Ferlus

 

Trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, thầy Đoàn Thiện Thuật kéo tay tôi đến trước mặt nhà ngữ học Michel Ferlus nói mấy lời giới thiệu.

Lúc đó, Michel Ferlus vừa xuất bản công trình nổi danh "Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien", sau được thầy Hoàng Tuệ dịch đăng trên tạp chí Ngôn ngữ.

Tôi lúng túng, lí nhí nói những gì mà bây giờ, sau mấy chục năm, thú thật đã quên mất. Kẻ mới bước chân vào con đường nghiên cứu là tôi, trước một tượng đài lừng lẫy như Michel Ferlus, biết ăn làm sao nói làm sao!

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

samedi 2 mars 2024

Thái Vũ - Hậu « Ga tàu thủy Bạch Đằng »

Câu chuyện "ga tàu thủy Bạch Đằng" đã yên ổn tốt đẹp rồi, vừa bụng bọn bàn phím Facebook lắm rồi. Nhưng cho nói một suy nghĩ gọi là hết nhẽ.

Từ khi thay tên Saigon bằng một tên khác, rồi sau đó thay tên hàng loạt con đường, không có ai không có bất kỳ một suy xét, cân nhắc nào tới tâm tư người dân Saigon, người miền Nam.

Chính cái đó tạo ra tâm lý đè nén để ra cớ sự "ga tàu thủy Bạch Đằng".

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Chương - Mắc cười đến vậy, không ngờ cũng viết cho bằng được !

 

Tôi thường chú tâm vào những chữ nghĩa nào gây hiểu lầm về căn tính của TIẾNG VIỆT. Thỉnh thoảng, mới đưa lên mấy chữ đi quá xa của sự khôi hài, gọi là giải sầu chơi. Như cái chữ "chuẩn đoán".  

(1) Tôi nghe đồn rằng có tour du lịch này kia ghi hai chữ "thăm quan", cứ nghĩ chuyện hài hước, nói dóc chơi. Trên mạng, phần lớn ghi "tham quan" (không "thăm").

Ai dè, ngay Hà Nội kinh kỳ, lại rất "kỳ" bởi cách dùng chữ thật "kinh": xe buýt to đùng treo băng-rôn ghi "... khách THĂM QUAN Hà Nội"!

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

mercredi 28 février 2024

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Bùi Chí Vinh - Lại thêm một sự thay tên đổi họ ngu xuẩn

 

T nh tôi đã chp hình Bến Bch Đng

Ba má tôi không bao gi gi đó là "Ga Tàu Thy"

Dân Sài Gòn không xut thân t kh

T rng v chí chóe đi thay tên

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?