Affichage des articles dont le libellé est Nhân vật. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân vật. Afficher tous les articles

mercredi 20 décembre 2023

Chiêu Anh Nguyễn - Người trời

 

Nhiều khi lụp chụp, ăn nói không suy nghĩ cũng tai hại lắm.

Chơi mạng xã hội nào giờ, cứ mỗi lần thấy cái gì không ưng bụng, phi lý là đè cộng sản ra chửi như con ghẻ. Nay mới thấy mình… Sai.

Chả là vầy, từ khi tui tim hiểu về đa vũ trụ, mới biết những nhân vật trong chiến tranh mà lịch sử của đảng và nhà nước cho ghi chép lại rồi đưa vào sách giáo khoa là hoàn toàn chân thực. Chẳng hạn như :

vendredi 9 septembre 2022

Dương Quốc Chính - Nữ hoàng Anh

Vua Anh bị quý tộc và quan lại ép cho thu hẹp quyền lực từ rất sớm. Thế kỷ 13 đã bị ép một lần, rồi tới thế kỷ 17 bị ép phát nữa, thành một vị trí có tính biểu tượng như hiện nay.

Đổi lại, quyền lực của vua chuyển dần sang giới quý tộc và tăng lữ (Viện Nguyên lão-Thượng viện), rồi chuyển dịch tiếp sang Viện Thứ dân (Hạ viện) như hiện nay. Để rồi hình thành mô hình thể chế Quân chủ lập hiến, cũng là nền tảng cho mô hình đại nghị.

Có nghĩa là Anh là nước xây nên nền tảng dân chủ đầu tiên, nếu không tính tới nền dân chủ Athens mang tính sơ khởi. Dân chủ sớm có nghĩa là vua mất quyền sớm. Chính vì nhà vua không còn quyền lực chính trị, chỉ còn tính biểu tượng, nên nói chung ít có sự va chạm với thần dân, thậm chí cả dân nước thù địch. Lúc nào cũng có hình ảnh lãnh tụ sáng ngời.

mardi 30 août 2022

Dương Quốc Chính - Anh Nơi lại ra khơi

 

Mấy tháng trước đã có tin đồn anh Đinh Văn Nơi về làm giám đốc Công an Quảng Ninh, mà hình như báo còn đăng tin rồi. Đùng phát lại quay xe, đúng hơn là phanh xe gấp, không đi nữa! Cũng lạ phết, lần đầu thấy vụ kiểu này.

Thế nên dư luận đoán già đoán non là anh bị anh em giang hồ An Giang điều đi Quảng Ninh! Bởi cũng có tin rằng có ông dám chi 20 tỉ để anh bị điều. Đi Quảng Ninh lúc đó có lẽ là vào hang hùm với một ông anh Hai miền Tây thân cô thế cô, về nơi mà giang hồ cộm cán chắc sau Hà Nội và Sài Gòn thôi, chả thua gì Hải Phòng.

Nhưng mà rủi ro lớn thì cơ hội nhiều để lập công. Quảng Ninh là tỉnh to, về đó chắc lên được tướng, tỉnh nhỏ thì đại tá là kịch khung.

lundi 27 juin 2022

Tuấn Khanh - Làm phim và "quyền" tự do sáng tạo

Bộ phim về Trịnh Công Sơn được xem là phim tiểu sử, có nhiều chi tiết được liệt kê, nhiều nhân vật được đề cập, nhưng có vài cái tên quan trọng bị tránh không nhắc đến.

Trong cuộc đời của ông Trịnh Công Sơn, nhân vật Lưu Kim Cương (1933-1968) là điểm phản bác lại những quan điểm mà nhiều người hay gọi ông là Việt Cộng nằm vùng. Mà từ đó để nhận ra rằng bản chất nghệ sĩ của Trịnh Công Sơn là một người la cà bè bạn, sống tùy cảm xúc và cuối cùng chỉ loay hoay chọn cách tồn tại an toàn ở quê nhà.

Phim "Em và Trịnh" nhấn mạnh về nhân vật Ngô Kha, bạn của Trịnh Công Sơn. Cũng phải thôi, vì Ngô Kha được coi là người của phía cách mạng. Mặc dù chuyện phong liệt sĩ cho Ngô Kha cũng đã từng vật vã tranh cãi ở Huế. Cho đến năm 1981, vượt qua các lời phản bác, ông Ngô Kha mới được phong tặng liệt sĩ. Có thể thấy cách chú trọng dựng một không khí riêng “Ngô Kha” trong phim, là một phần để làm đẹp lòng những người kiểm duyệt.

Đỗ Duy Ngọc - Đôi lời về phim Em và Trịnh

Hổm rày báo chí và mạng xã hội bàn nhiều về phim Em và Trịnh. Yêu cũng có mà ghét cũng nhiều.

Lắm người xúi tui viết một bài bày tỏ ý kiến, tui bảo người trong và ngoài cuộc viết nhiều rồi, tui viết thêm cũng bằng thừa. Nhưng rồi nhiều người xúi giục, tui cũng xin viết vài câu ngăn ngắn thế này.

Nhạc của ông thì người ta nghe nhiều quá rồi nên không nói về nhạc mà chỉ nói về phim. Chỉ nói thêm một chút như có người đã từng nêu là bài hát Tiến thoái lưỡng nan là bài đúng tâm trạng và tính cách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đứng hàng hai. Và theo tôi, một trong những bài ca dở nhất của ông là bài Em ở nông trường, em ra biên giới. Bài hát có mùi xu thời là bài Huyền thoại mẹ.

Hồng Hải - Về bộ phim Em và Trịnh. Và Khánh Ly

 

Đó là một bộ phim có âm nhạc hay và hình ảnh khá đẹp, đậm chất thơ (trừ những cơn mưa giả trân).

Kịch bản thì…chắc cũng không thể đòi hỏi gì hơn. Chỉ là sự dàn trải lướt qua những mối tình (hay thứ gì đó tương tự vậy) bởi cái tên phim đã nói lên rồi. Nhưng theo tôi, Các Em và Trịnh có lẽ sẽ đủ đầy hơn hehe.

Nói chung, bộ phim ổn. Trừ dàn diễn viên. Đã từng có dịp ngồi với anh Sơn, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã và hiền từ. Nhưng tất cả những tính cách nổi bật nhất này, cả hai nam diễn viên thể hiện anh lúc trẻ lẫn khi về già, đều không lột tả được.

jeudi 17 mars 2022

Mạnh Kim - Sự kiện lịch sử của ông Zelensky : Phát biển trước Lưỡng viện Mỹ

 

Phát biểu trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ luôn là một sự kiện lịch sử. Chẳng phải nguyên thủ nào cũng được nói chuyện trước những nghị sĩ sừng sỏ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ.

Ngày thứ Tư 16-3-2022, lúc 9am Washington DC (8pm Việt Nam cùng ngày), Tổng thống Volodymyr Zelensky nói chuyện trước Lưỡng viện Hoa Kỳ qua trực tuyến.

Như vậy là Volodymyr Zelensky được xếp vào danh sách những nhân vật chính trị nổi bật làm diễn giả của lịch sử Quốc hội Hoa Kỳ, cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Giáo hoàng Francis, Nữ hoàng Anh Elizabeth… (và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, vào ngày 9-5-1957).

vendredi 7 janvier 2022

Mạc Văn Trang - Suy nghĩ từ hai chiếc quan tài của hai vị tu hành


Ngắm nhìn chiếc quan tài của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (CHXHCNVN) và chiếc quan tài của Tổng Giám Mục Desmond Tutu (CH Nam Phi) ai là người có não đều phải suy nghĩ.

Hai vị đều Đạo cao, Đức trọng, giữ vị trí cao trong Giáo hội. Nhưng sao Lễ tang và hai chiếc quan tài lại khác nhau đến thế? Do đâu?

1. Theo NLĐO- « Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ cả đời sống cuộc sống giản dị, tụng kinh viết sách, tu tập. Đại lão Hòa thượng không chỉ là một vị cao tăng đức trí vẹn toàn mà còn là một nông dân thực sự.

dimanche 2 mai 2021

Tuấn Khanh - Điều chưa kể của một thương phế binh VNCH (Kỳ 2)


Câu chuyện hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương chống nạng bước ra khỏi Tổng Y Viện VNCH hay bị hỏi là “sao biệt động quân mà mặc đồ bộ binh”.

Tại ngôi nhà của mình ở Chơn Thành, Bình Phước, đúng buổi trưa 30 tháng Tư, đủ 46 năm kỷ niệm đó, ông Dương nhớ lại, cười ngất “Lúc đó bị chĩa súng đuổi ra, ai quơ được bộ đồ nào mặc được là lo bận đi ra, còn sợ tụi nó không vui bắn luôn nữa chớ”.

Ông Dương về nhà, và lại trải qua 5 năm tù với cái chân cụt của mình. Do ông nghĩ mình là thương phế binh nên không cần tập trung làm gì, thế nhưng ông bị áp giải mang đi vì tội “ngoan cố không trình diện”. Lúc vào ở trại tù A20, ông có hỏi cán bộ là mình bị án bao lâu, viên cán bộ quản trại nhếch mép “20 hay 30 năm… tùy theo thái độ hối cải của các anh”.

Tuấn Khanh - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

 


Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Tấm hình nhỏ không có nhiều thuyết minh, nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.

Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…?  Như mọi tấm ảnh trắng đen khác của những ngày tháng 4-1975 làm nhức nhối người xem – kể cả thế hệ chưa bao giờ trải qua ngày tháng đó – câu hỏi đó chất chứa với muôn vàn điều u uẩn trong lòng.

dimanche 23 août 2020

Ngô Ngọc Trai - Ông Trump, bầu cử Mỹ và cách nhìn qua bức màn kiểm duyệt ở Việt Nam



Bầu cử Tổng thống Mỹ và khả năng thắng cử của ông Trump ra sao thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, do ở Việt Nam truyền thông sách báo bị kiểm duyệt cho nên nhiều người không có đủ thông tin chính xác về chính trường nước Mỹ.

Khó dự đoán

Thông tin đến với người Việt Nam lâu nay cho rằng ông Trump cư xử thô lỗ chợ búa, hủy hoại phép tắc ngoại giao, suy đồi đạo đức nhân cách người lãnh đạo, cho rằng ông Trump là một sự đột xuất sai lầm của cử tri Mỹ, và đã đến lúc đưa mọi thứ trở lại bình thường.

jeudi 19 mars 2020

Nhà văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh năm 1971



Bao nhiêu năm nay, mỗi lần nghe tiếng hát Thái Thanh, từ một ca khúc tiền chiến như hơi thở tuyệt vời duy nhất còn lại của một thời đã mất, đến những bài hát mới, phản ảnh sinh động cái hơi thở trăm lần đầm ấm hơn của âm nhạc bây giờ, tôi không khám phá mà chỉ thấy trở lại trong tâm hồn và thẩm âm của mình một số rung động và liên tưởng cố định.

Những rung động ấy đã có từ lâu, những liên tưởng ấy từ đầu đã có. Chúng có từ Thái Thanh với bài hát thứ nhất, và nguyên vẹn như thế cho đến bây giờ. Chẳng phải vì con người thưởng ngoạn âm nhạc trong tôi không có những thay đổi. Cũng chẳng phải vì tiếng hát Thái Thanh là một thực thể âm nhạc bất biến và bất động, không có những thay đổi.

Đã hai mươi năm Thái Thanh hát. Lịch sử âm nhạc ta đã được đánh dấu bằng cái hiện tượng khác thường, duy nhất, là Thái Thanh tiếng hát hai mươi năm. Nếu mỗi con người, mỗi vật thể đều được thực chứng như một biến thái thường hằng trước va chạm khốc liệt dữ dội với đời sống mỗi ngày là một khuôn mặt mới, một tiếng hát, dẫu vượt thời gian như tiếng hát Thái Thanh cũng vậy. Bằng chứng là Thái Thanh của những năm bảy mươi, Thái Thanh của bây giờ không thể và không còn là Thái Thanh của những năm tháng khởi đầu.

Mạnh Kim – Thái Thanh 1934-2020



Thái Thanh dưới nét vẽ của họa sĩ Đinh Trường Chinh
THẾ BÂY GIỜ… BÀ ĐÃ ĐI XA…

Nhạc sĩ Bảo Chấn kể với tôi một chuyện về Thái Thanh. Lần đó, Bảo Chấn – một nhạc sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoa dương cầm Nhạc viện Sài Gòn hạng xuất sắc – còn rất “hăng”. Khi đệm cho ca sĩ, ông thường nổi hứng “phăng” những đoạn gian tấu lả lướt bất tận. 

Lần đệm cho đàn chị Thái Thanh cũng vậy. Ông cũng vuốt miên man như mây trôi gió thoảng trên phím. Đợi nhạc sĩ Bảo Chấn dứt, rồi với phong cách nhẹ nhàng và kiêu kỳ đúng “kiểu… Thái Thanh”, bà quay sang hỏi, “Thế bây giờ… anh đàn hay tôi hát nhỉ”...

Thái Thanh là vậy. Khi hát, bà không chỉ hát. Đúng ra chỉ cần nghe bà hát. Không cần đệm. Không cần đàn. Bà không phải là ca sĩ. Bà kể chuyện bằng giai điệu. Bà ẻo lả. Bà điệu đàng. Bà đùa cợt. Bà khóc than. Bà tỉ tê. Bà vuốt ve. Bà mơn trớn. Bà hờn dỗi. Bà tươi vui. Bà tự sự. Bà là kịch sĩ xuất chúng diễn bằng phong cách hát có một không hai. 

Huỳnh Duy Lộc - Thái Thanh và “Tình hoài hương”



Nữ danh ca Thái Thanh với Hoài Trung, Hoài Bắc Phạm Đình Chương

Trong một chương trình nhạc Phạm Duy ở hải ngoại nhiều năm về trước, nhạc sĩ Phạm Duy có bày tỏ lòng tri ân đối với người em vợ của ông là nữ ca sĩ Thái Thanh: “Không có Thái Thanh thì sẽ không có ai biết đến Phạm Duy”.
 
Câu nói của Phạm Duy không phải là một lời xưng tụng quá mức vì Thái Thanh thật sự là người đã thể hiện xuất sắc rất nhiều ca khúc do ông sáng tác.

Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ thứ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được hai người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức ca sĩ Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ. 

Nguyễn Công Khế - Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly



“Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca biệt ly”. Người có một giọng hát mượt mà như nhung lụa. Tiếng hát ấy làm cho tôi yêu thêm, hiểu thêm âm nhạc Việt Nam.

Từ tuổi tôi mới lớn, tôi nghe Tình ca, Tình Hoài Hương, Quê nghèo, Kỷ niệm, Cỏ hồng…của Phạm Duy. Suối mơ, Buồn tàn thu, Bến Xuân... của Văn Cao, Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu... của Đặng Thế Phong. Giọng ca Thái Thanh là một trong những giọng ca làm cho những người Việt chúng ta yêu thêm đất nước mình.

”Cho tôi lại từ đầu, chưa đi vội về sau, xin đi từ thơ ấu...” ‘’Cho tôi lại một chiều, tôi đi giữa đường quê, hai bên là hương lúa, xa xa là ngọn tre, thấp thoáng vài con nghé, tôi mê trời mây tía, không nghe mẹ gọi về...” Mỗi lần Thái Thanh cất lên lời ca như vậy, hỏi có ai mà không mê nước Việt này.

Lưu Trọng Văn - Thái Thanh với « Tình ca »



"Tôi luôn xem bà là ngọn hải đăng của mình." - Khánh Ly


"Nếu nói vượt thời gian, chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi." - Lệ Thu.

"Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau " - Thích Nhất Hạnh.

dimanche 29 décembre 2019

Financial Times : Hoàng Chi Phong, một trong 50 người làm nên thập kỷ

Hoàng Chi Phong, nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi sau khi bị bắt vì tổ chức biểu tình tại Hồng Kông ngày 30/08/2019. Đây cũng là một trong những bức ảnh tiêu biểu của năm 2019 được Reuters chọn.
Đăng ngày:


Tên của nhà hoạt động chính trị Hoàng Chi Phong được nêu ra bên cạnh các nhà lãnh đạo thế giới như Donald Trump, Tập Cận Bình, Emmanuel Macron, Vladimir Putin, Barack Obama… Trong mục « chính trị » còn có Mohamed Bouazizi, người bán hàng rong tự thiêu năm 2010 làm bùng nổ Mùa Xuân Ả Rập ; giải Nobel hòa bình trẻ tuổi Malala Yousafzai, nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden…

Về kinh tế và công nghệ có các tỉ phú Bernard Arnaud (Pháp), nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos (Mỹ), Mã Vân, Nhậm Chính Phi (Trung Quốc)…

dimanche 24 novembre 2019

Mạnh Kim - « Hương Cảng Nhân » - Những người hùng trong năm !


Một số tờ báo lớn bắt đầu lấy ý kiến thăm dò độc giả để chọn nhân vật trong năm theo thông lệ. Chưa gương mặt nào được công bố, nhưng ai, ngoài người Hồng Kông, xứng đáng hơn để được chọn đứng đầu trong danh sách bình chọn này.

Vượt qua mọi nguyên thủ, mọi nhân vật chính trị sừng sỏ và mọi lãnh đạo của bất kỳ tổ chức quốc tế nào, “Hương Cảng Nhân” đã làm chấn động thế giới bằng tinh thần phản kháng chống lại một thế lực độc tài hung hăng nhất nhì hành tinh, mà sự tuân phục trong khiếp sợ trước nó đang xảy ra không chỉ đối với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn khổng lồ mà cả với không ít quốc gia.

Khi đến Bắc Kinh vào tháng 6-2019, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã hết lời ca ngợi “con đường tơ lụa” mới nối châu Á với châu Âu. Dù luôn cổ xúy những giá trị Hồi giáo ở một quốc gia theo đạo Hồi như Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Erdogan đã im tịt trước chính sách tàn bạo của Trung Quốc đối với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Năm 2018, Trung Quốc đã đồng ý cho Thổ vay 3,6 tỉ USD trong các dự án năng lượng và giao thông.

samedi 31 août 2019

Ngô Nhân Dụng - Fox và Trump




Nhà bình luận Neil Cavuto nói: “Thưa tổng thống, trước hết chúng tôi không làm việc cho ông. Chính tôi không làm việc cho ông. Công việc của tôi là loan tin về ông, chỉ có thế thôi, không ủng hộ mà cũng không chống đối.” (Hình: Andrew Burton/Getty Images)
(Người Việt 30/08/2019) Từ ba năm nay Tổng Thống Donald Trump là một kho vàng cho giới truyền thông Mỹ. Phải coi ông là một “tập truyện dài” đăng trường kỳ lôi cuốn độc giả các nhật báo hay khán giả các đài ti vi, giống như đời xưa mỗi ngày người ta tìm đọc “Châu Về Hiệp Phố” của Phú Đức hay “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim Dung. Không có ông thì báo, đài sẽ “mất khách,” các xí nghiệp sẽ không đem tiền đến đăng quảng cáo.

Bây giờ ở Mỹ, ngoài những câu “tuýt” mỗi ngày của ông Trump ra thì báo chí không có một truyện dài nào hấp dẫn như “Người Vợ Hai Lần Cưới” của An Khê, đăng trên báo Tiếng Chuông, An Khê giúp báo Tiếng Chuông bán được thêm hàng ngàn số một ngày. Sau soạn giả Thái Thụy Phong đem truyện dựng thành tuồng “Hai Chuyến Xe Hoa” cho đoàn Thanh Minh, Thanh Nga diễn suốt 19 đêm tại rạp Hưng Đạo. Diễn lần thứ nhì, tuồng kéo dài cả tháng!

Ký giả lão thành Nguyễn Ang Ca kể chuyện Nguyễn Kiên Giang rủ nhiều đồng nghiệp bỏ Tiếng Chuông đầu quân cho một tờ báo mới. Là một bạn cũ của An Khê, cùng dân Rạch Giá, Nguyễn Kiên Giang mời An Khê đem truyện dài “Người Yêu Không Thể Cưới” trên Tiếng Chuông qua đăng trên báo mới. Vì tình nghĩa với chủ báo Tiếng Chuông nên An Khê không nỡ lòng làm việc thất đức. Theo lời khuyên của Nguyễn Ang Ca và Bình Nguyên Lộc, anh viết một truyện khác cho tờ báo mới, đặt tựa là “Người Đàn Bà Hai Tim.”

lundi 24 décembre 2018

James Mattis



(Les Echos 24/12/2018) - Được bổ nhiệm làm người đứng đầu một quân đội lớn nhất thế giới, sau bốn mươi phút trao đổi với ông Donald Trump, và nhất là nổi tiếng với biệt danh được đặt cho là « Mad Dog » (Chó Điên) – mà ông rất ghét – bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa thực hiện điều mà ông đã nói : « Nếu tôi nghĩ rằng người ta đòi hỏi tôi một điều gì đó vô đạo đức, ngay hôm sau tôi sẽ quay về câu cá ở bên kia sông Columbia ».

Rút quân khỏi Syria, bỏ rơi những người Kurdistan đã từng chiến đấu để đè bẹp quân khủng bố IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo), đối với vị tướng thủy quân lục chiến – binh chủng mà ông đã phục vụ trong 44 năm trời – không hề phù hợp với giá trị đạo đức của một « người lính – thầy tu » như ông.