Affichage des articles dont le libellé est Nhập cư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhập cư. Afficher tous les articles

vendredi 22 décembre 2023

Bông Lau - Bức tường biên giới

 

Tuần này mỗi ngày có khoảng 10 ngàn người nhập cư bất hợp pháp tràn vào nước Mỹ. Tức là gần một sư đoàn của công dân thế giới xâm lăng biên giới Hoa Kỳ mỗi ngày.

Họ thuộc đủ loại quốc tịch như Châu Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi, Trung Đông v.v...

Từ khi Tổng thống Joe Biden lên cầm quyền thì có khoảng 3,8 triệu dân nhập cư lậu được cho phép tràn vào biên giới Hoa Kỳ. Có khoảng trên 500 ngàn người khác lén lút tràn qua biên giới mà không bị phát hiện. Cộng vào đó mỗi năm Hoa Kỳ chính thức cấp visa cho khoảng 600 ngàn người định cư hợp pháp.

samedi 7 octobre 2023

Bông Lau - Mở hầu bao cho người có lòng

 

Không biết bà Nikki Haley sẽ đi tới đâu trong cuộc tranh cử Tổng Thống, có thể bà ấy sẽ thua. Nhưng điều ấy không quan trọng, và xạ thủ sẽ không ngồi hoan hô qua bàn phím. Giúp người mình ngưỡng mộ, cách thực tế nhứt là gởi tiền để họ có thêm phương tiện tranh cử.

Nhưng phải cẩn thận quý zị ạ, vì sau khi bấm nút tặng tiền tranh cử cho riêng bà thì trang mạng xã hội lạc quyên nó đưa ra thêm một đống quảng cáo xin tiền mục khác. Nhứt là mục đóng tiền cho đảng Cộng Hòa là xạ thủ hỏng thích vì mình có phải là đảng ziên đâu. Nếu yếu đuối thích nghe lời mật ngọt zu zương thì sẽ bấm thêm nút tặng thêm tiền đến cháy túi. Nên buộc lòng phải bấm nút từ chối đến mỏi tay luôn.

Lý do lớn nhứt để giúp bà Nikki Haley vì bà sẽ không bỏ rơi Ukraine hay cắt giảm viện trợ cho quốc gia này trong cơn nguy biến, vì bỏ rơi Ukraine là khuyến khích China chiếm Đài Loan. Bà đã chứng tỏ kiến thức và chánh sách đối ngoại dựa vào giá trị truyền thống và lý tưởng tự do của Hoa Kỳ, hơn hẳn bất cứ ứng cử viên tổng thống nào khác.

jeudi 5 octobre 2023

Bông Lau - Đi Mỹ hỏng cần visa

 

Trời mưa gió tầm tã nhưng những công dân của xứ thiên đường xã hội chủ nghĩa quang vinh vẫn kiên trì xếp hàng, để đu càng đến một quốc gia ác ôn đang giãy chết.

Không riêng gì những người xếp hàng trật tự để đu càng hợp pháp ở Việt Nam. Dọc biên giới Hoa Kỳ - Mexico mỗi ngày có khoảng 10 ngàn người ùa vào nước giãy chết.

Họ bất chấp một xứ sở hỏng bình yên xả súng liên miên người chết lăn chiêng, để được định cư.

vendredi 22 septembre 2023

Hoàng Tư Giang - Chung cư mini

 

Khi rời ký túc xá trường đại học cách đây nhiều năm, tôi đã lang thang, vạ vật ở khắp nơi, chủ yếu là nhà cấp 4. Có lần phải tá túc mấy tháng trong căn nhà ngay cạnh chuồng lợn, ăn ở cùng với lợn theo đúng nghĩa, cứ gần sáng là chúng nó réo ầm lên.

Hồi đó không hề có chung cư mini, loại hình nhà ở do dân xây dựng nhiều trong vòng 20 năm trở lại đây. Mà chung cư mini thì bằng vạn lần cái nhà đó và tất cả các nhà khác mà tôi từng ở hồi đó.

“An cư, lạc nghiệp”, ông bà đã dạy. Không ai muốn ở những khu nhà trọ tồi tàn, chung cư mini cả nếu có điều kiện tốt hơn.

lundi 26 juin 2023

Kim Văn Chính - Người Nga chán nản tổ quốc mình, họ đi đâu ?

 

Khi kết thúc chiến tranh Thế giới II, hai nước phát xít là Đức và Nhật Bản là những nước bại trận, đầu hàng Đồng minh.

Dân tình chán nản với tổ quốc của họ. Cộng với một lượng lớn những kẻ là tội phạm chiến tranh muốn chạy trốn khỏi sự trừng phạt của tòa án quốc tế và tòa án lương tâm của nhân dân. Một lượng rất lớn người Đức và Nhật Bản đã chạy ra nước ngoài, chủ yếu là đến các nước Mỹ la-tinh. Con số thống kê không thể tính hết nhưng ước tính có vài chục ngàn người Đức và vài triệu người Nhật Bản đã bỏ đất nước ra đi…

Ngày nay, nước Nga chưa bại trận hoàn toàn nhưng nhìn vào dòng người di cư (chủ yếu là giới tinh hoa, có học vấn cao, có tiền bạc…), ta thấy đó là dòng người di cư vì chán nản với tổ quốc Nga của họ. Số người di cư từ 2-2022 chưa có con số chính xác nhưng ước tính cũng cả triệu người.

vendredi 16 juin 2023

Ngô Nhân Dụng - Di dân giúp nước Mỹ thịnh vượng

Nếu không thể ở lại Mỹ làm việc, các di dân có tay nghề sẽ tìm qua nước khác. Chính phủ Canada đã dựng một tấm biển quảng cáo ở vùng Thung lũng Điện tử (Silicon Valley) vào năm 2013, viết: “Có vấn đề với H-1B? Hãy qua Canada!”

Đến cuối thế kỷ này, dân số Trung Quốc, Nga, Brazil, các nước Tây Âu đều xuống thấp, chỉ có ở Mỹ sẽ tăng lên. Lý do chính không phải vì phụ nữ Mỹ sinh đẻ nhiều mà vì di dân kéo tới. Các chuyên viên tốt nghiệp đại học khắp thế giới, các nông dân từ châu Phi hoặc châu Mỹ La Tinh đi tìm đất sống, không ai tính đến Nga hay Trung Quốc mà chỉ muốn được vào Mỹ.

Nước Mỹ đang cần thêm đủ loại nhân công, từ các chuyên viên cao cấp đến những người đổ rác, xây cất đường xá, hoặc lao động trong các nông trại. Mặc dù nhiều công ty kỹ thuật cao như Meta, Google mới cho hàng ngàn nhân viên nghỉ việc, ngành này vẫn đang phát triển; sẽ tạo thêm công việc cho các nhà khoa học, kỹ sư và thợ lành nghề.

lundi 23 janvier 2023

Bông Lau - Thảm kịch ở California

 

Vui xuân nhưng chuẩn bị tinh thần để đón nhận những tin tức thảm khốc nè.

Một người đàn ông Á Châu tên Huu Can Tran 72 tuổi bước vào một phòng dạy khiêu vũ tên Star Ballroom Dance Studio ở thành phố Monterey Park lúc 10:30 tối ngày thứ Bảy. Tức là 1:30 tiếng trước Giao Thừa của giờ California.

Mr. Huu Can Tran khai hỏa vào đám đông đang vui chơi. Chưa biết rõ là loại súng gì, nhưng cảnh sát cho biết loại súng ông ta sử dụng không được phép sở hữu ở California. Có 5 người đàn ông và 5 người đàn bà thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Đa số nạn nhân là cao niên tuổi khoảng 60.

dimanche 29 mai 2022

Bông Lau - Cập nhật tin xả súng ở Texas

 

Theo tin tổng hợp từ nhiều cuộc họp báo của cảnh sát và chính quyền Texas, thì sự kiện cảnh sát bố trí bên ngoài lớp học của trường mẫu giáo Robb chớ không tấn công hạ sát tên điên Salvador Ramos ngay tức thời, vì họ được lịnh không được tiến vào.

Khi tên Salvador Ramos trang bị súng ngắn và súng trường AR-15 mở cửa trường không khóa đi vào, chiếm hai lớp học thông thương nhau qua một phòng vệ sinh. Hắn khóa hai cửa của hai lớp học này lại và trấn thủ bên trong với nhiều học sinh và hai giáo viên của lớp bốn.

Cảnh sát địa phương đã được gọi đến khoảng 10 phút sau đó, vì trước khi xông vào trường Salvador Ramos đã nổ súng bắn hai người ở bên ngoài nhưng không trúng và họ chạy thoát.

mardi 17 mai 2022

Mỹ dỡ bỏ nhiều biện pháp cấm vận đối với Cuba


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một sự thay đổi chính sách sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho đời sống thường nhật của hàng ngàn người Cuba và những người thân của họ sống trên đất Mỹ.

lundi 11 octobre 2021

Lê Minh Đức - Sài Gòn của ai ?

 

Cuộc tháo chạy của người dân rời Sài Gòn tứ hướng làm vỡ ra nhiều điều.

Một cô gái quê ở Quảng Ngãi nói đã cố gắng gượng bốn tháng rồi, giờ chịu hết xiết. Cô nói phải về thôi, trong này hết cách (sống) rồi.

Hết cách sống?

samedi 9 octobre 2021

Huy Đức - Một cách lên tiếng khác

 

Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch”, hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình.

Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki lô mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki lô mét trên đôi chân, trên xe đạp.

Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.

vendredi 8 octobre 2021

Bông Lau - Đâm sau lưng chiến sĩ


Ngày 19 tháng 9, những tấm hình các nhân viên Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ, gọi tắt là Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ (U.S. Customs and Border Protection agents), cỡi ngựa rượt đuổi những người nhập cư lậu da đen Haitian được tung ra báo chí.

Phe cánh tả và nhứt là các nhà lập pháp Mỹ gốc Phi Châu đồng loạt nhảy tưng tưng, điên tiết tố cáo Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ dùng roi quất người Haitian. Bà Dân Biểu da đen Maxine Waters ở California căm hờn phát biểu: “Cảnh Sát Biên Phòng đang cố gắng đưa chúng ta trở lại thời nô lệ. Họ đối xử người di cư Haitian tệ hơn chế độ nô lệ”.

Phó tổng thống Kamala Harris hung hăng phát biểu hình ảnh Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ cỡi ngựa rượt người Haitian làm bà phẫn nộ, và những hình ảnh này làm gợi nhớ lại thời kỳ nô lệ của Hoa Kỳ.

mardi 5 octobre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Chạy về hướng ngược chiều phát triển

 

Khi nhìn dòng người ào ạt tuôn khỏi thành phố chạy về quê, người có chút quan tâm tới kinh tế tự nói thành phố đã mất đi vĩnh viễn một số lớn người lao động. Đa số họ chạy về quê trong tâm thế sẽ không trở lại nơi này.

Họ chỉ là một phần nhỏ, còn rất nhiều người tạm cư khốn khó dù chưa tới đường cùng như họ. Những người này đợi khi hoàn cảnh ra đi dễ dàng hơn, có thì giờ thu xếp hơn, họ sẽ đi cũng với tâm thế không trở lại!

Ba tháng trước, đã một đợt người tháo chạy khỏi Sài Gòn. Lần đó, dù rất buồn tiếc, vẫn còn hy vọng sự phục hồi khi dịch được kiểm soát. Lần này, tâm tư ngập tràn thất vọng!

Nguyễn Văn Tuấn - Nỗi lòng người đi

 

Tôi và có lẽ các bạn đang thắc mắc tại sao có làn sóng công nhân từ Bình Dương và Sài Gòn tìm cách về quê sau ngày tạm gọi là hết phong tỏa.

Đọc báo 'chánh thống' thấy khó tin với loại ngôn từ uốn éo và đổ thừa ('tự phát rời TPHCM', 'tự ý về quê gây ùn tắc'). Nhưng người trong cuộc (qua các youtuber) cho thấy họ ra đi là do sự thất bại về chánh sách của chánh phủ.

Mấy ngày qua, có lẽ đa số chúng ta đều thấy cảnh người lao động lũ lượt kéo nhau rởi bỏ Sài Gòn và Bình Dương. Người thì đi bằng xe gắn máy, người đi xe đạp, thậm chí có không ít người đi bộ (vì xe của họ bị giam giữ?) Nhìn cảnh hai vợ chồng đạp xe về Sóc Trăng tôi đã sốc. Nhưng càng khó tưởng tượng nổi trong thế kỷ 21, mà người dân Việt phải lội bộ đến 250 km để về quê (Sóc Trăng, Cần Thơ, Dak Lak, và còn nơi nào nữa). Phải có lý do chánh đáng làm cho người ta ra đi như thế. Người ra đi chắc chắn phải có nỗi lòng.

dimanche 3 octobre 2021

Nguyễn Thu Quỳnh- Những người không có tiếng nói

 

Đâu phải chờ đến cú sốc dịch bệnh chúng ta mới biết người bán vé số, bốc vác, hàng rong nơi đầu hẻm cuối chợ, công nhân trong những khu công nghiệp mênh mông - mà đa phần là những người di cư - phải ở trong những hộp tôn tồi tàn nhếch nhác mỗi người mấy mét vuông.

Không cần kể khổ nữa! Chúng ta biết, người sử dụng lao động biết, chính quyền biết tất cả những điều đó nhưng hầu hết không ai nghĩ đến việc phải thay đổi điều đó.

Đã bao lần đứng dưới chân những tòa tháp chọc trời đang xây, nhìn những người công nhân nguyên si quần áo đỏ ngầu bụi đất và chiếc thắt lưng bảo hiểm, mệt nhọc bước ra chợ cóc mua mớ rau miếng thịt không còn tươi rồi mất hút vào con ngõ hẹp tôn thấp tè, tôi tự hỏi trong lòng đô thị sầm uất này họ được định nghĩa là gì?

Nguyễn Đình Bổn - Ngay cả thời chiến, người miền Tây chưa từng tha phương cầu thực !

 

Trong cuộc "di dân ngược" về lại quê nhà, dù có đủ người dân từ các tỉnh thành khác trong cả nước nhưng nổi trội, chiếm số đông vẫn là người miền Tây.

Nhiều năm trước, họ đã rời bỏ quê hương tìm đường lên các vùng có nhiều khu công nghiệp như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... kiếm sống.

Vì sao họ phải di cư? Phải chấp nhận bán sức lao động trong các xí nghiệp, nhà máy hay làm những công việc cực khổ, lương thấp nhứt tại các thành phố mà thu nhập chỉ đủ sống trong các khu nhà trọ tồi tàn?

Đỗ Duy Ngọc - Hội chứng về quê và khủng hoảng lòng tin


Sau đợt người dân lũ lượt theo nhau về quê đêm 30.9 rạng sáng 1.10 gây tắc nghẽn ở cửa ngõ Long An. Dù chính quyền tìm mọi cách ngăn cản và thuyết phục, làn sóng người vẫn không đồng tình. Cuối cùng, chính quyền phải sắp xếp cho dân về theo nguyện vọng.

Tiếp theo đó, tối 2.10, bà con lao động miền Tây lại đi xe máy rầm rộ nối nhau từ Bình Dương về thành phố để hồi hương. Lãnh đạo tỉnh lại kêu gọi bà con ở lại nhưng cũng chẳng ai nghe, ai cũng chỉ có một mong muốn là trở về. Tất cả hướng ra quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn. Hàng ngàn chiếc xe rú trong đêm quyết chí ra đi.

Từ khi dịch bùng phát ở thành phố và một số tỉnh lân cận, đã có mấy đợt di tản như thế này. Bắt đầu là những người quê ở miền Trung và miền Bắc, đường xa hàng ngàn cây số, họ vẫn liều lĩnh quay đầu đi về. Rồi đến mấy đợt người miền Tây. Tất cả đã đến giới hạn của sự chịu đựng.

jeudi 23 septembre 2021

Tiểu Vũ - Họ đi đâu, về đâu ?

 

Những người di dân thầm lặng đến Sài Gòn mưu sinh, họ không hề là gánh nặng cho thành phố. Trái lại chính họ đã góp cho sự phát triển chung thành phố này.

Họ là anh Chín hủ tiếu, cô Tư cơm gà, chú Ba mì Quảng. Đừng nói đâu xa, ngay trước ngõ nhà tôi ở, ngày bình thường, bước  đầu hẻm, ới lên một tiếng là có tô hủ tiếu nóng hổi dù lúc đó là một giờ đêm. Người bán hủ tiếu cho tôi ăn mỗi đêm là vợ chồng anh Chín.

Vợ chồng anh Chín người Quảng Ngãi có hai con đều trúng tuyển đại học. Họ không biết làm gì có tiền để cho con ăn học. Thế là đóng cửa nhà rời quê, vô Sài Gòn thuê căn nhà trọ chật hẹp nguyên một gia đình ở và bán hủ tiếu cho con ăn học. Vợ chồng anh thì bán suốt ngày đến 3 giờ sáng mới nghỉ. Tụi nhỏ ban ngày đi học, ban đêm về bưng tô rửa chén phụ cha mẹ.

mardi 24 août 2021

Ba Lan xây tường chặn di dân từ Belarus


Đăng ngày:

Bốn nước trên tuyên bố sẽ bảo vệ người tị nạn theo luật quốc tế, nhưng không chấp nhận việc Belarus dùng di dân như một loại vũ khí. Ba quốc gia Liên hiệp Châu Âu (EU) có biên giới trên đất liền với Belarus là Litva, Latvia và Ba Lan cố gắng ngăn chận các di dân vượt biên bất hợp pháp, nhưng trong nhiều trường hợp, chính quyền Minsk lại đẩy họ về phía biên giới EU gây bế tắc.

Tại biên giới giữa Ba Lan và Belarus, hiện có khoảng 30 di dân bị kẹt lại từ hai tuần trong các điều kiện "vô nhân đạo", theo các tổ chức phi chính phủ. Thông tín viên Damien Simonart ở Vacxava cho biết chi tiết qua phóng sự :

mardi 17 août 2021

Tâm Chánh - Sài Gòn vô sản


“Thời gian trước kia không có dịch, bà con đem sức lao động đóng góp cho thành phố phát triển. Trong điều kiện hiện nay, trách nhiệm của thành phố là chăm lo đầy đủ cho bà con cô bác.”

Ông chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong nói câu này thấm.

Thái độ ấy đúng mực.