Affichage des articles dont le libellé est Nobel. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nobel. Afficher tous les articles

vendredi 6 octobre 2023

Nguyễn Đình Bổn - Văn chương rồi cũng khác hoặc sẽ không còn nữa!

 

Khoảng mười năm trở về trước, mỗi khi nghe tên một nhà văn được xướng tên Nobel là những người mê đọc vội tìm hiểu, hỏi nhau tác phẩm của ông (bà) đó đã có bản Việt ngữ chưa.

Nhưng nay thì chắc không mấy ai quan tâm.

Văn chương lối cũ và cả những tìm tòi làm cho mới chắc sắp đến ngày cáo chung.

dimanche 12 février 2023

Mạnh Kim - Vũ Hoàng Chương

 

Theo danh sách được Ủy ban Nobel vừa được công bố sau 50 năm giữ kín do quy định, thi bá Vũ Hoàng Chương là một trong 100 nhân vật được đề cử giải Nobel Văn chương năm 1972. Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi rõ rằng Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam và người giới thiệu là Thanh Lãng.

Kể về những ngày cuối đời của Vũ Hoàng Chương, nhà văn Mai Thảo thuật lại trong bài “Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương”:

Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

Võ Khánh Tuyên - Bắc kỳ xứ Nam kỳ

 

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố toàn bộ danh sách nhà thơ, nhà văn được đề cử giải Nobel Văn học từ năm 1901 đến 1972. Bất ngờ là thi sĩ Vũ Hoàng Chương có tên trong danh sách đề cử năm 1972.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG (1915-1976) là một nhà thơ. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam ở Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở các trường trung học và Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, Vũ Hoàng Chương bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

mercredi 31 août 2022

Đỗ Duy Ngọc - Mikhail Sergeyevich Gorbachev qua đời

 

Ngày 30.08.2022, Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và là Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô Viết đã qua đời tại Bệnh viện Lâm sàng Trung ương (Central Clinical Hospital) ở Moscow, thọ 91 tuổi.

Ông là nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991, và là lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.

Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ông được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1990, là nguyên nhân chính trong việc làm sụp đổ Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và Liên bang Xô viết tan rã.

mercredi 23 février 2022

Đào Hiếu - Tụi Tây đứa nào cũng khờ như trẻ con

Tôi từng khen bài “Lỗ Thủng Lịch Sử” là độc đáo và hay. Đó là lời khen chân tình, nhưng chỉ khen trong nội bộ những người sáng tác văn học, vì họ hiểu chuyện và chịu chơi. Chứ còn bảo đem qua bên Đức mà đọc chung với thơ Tô Thùy Yên ở viện Goethe thì quả là quá khờ. Và nhảm. Và ngu nữa!

Tại sao ngu?

Vì ngay cả Nguyễn Hữu Hồng Minh, tác giả bài thơ, chắc chắn cũng không dám đọc bài ấy cho lũ con của mình nghe (nhất là con gái) thì đủ biết vấn đề tế nhị cỡ nào.

dimanche 20 février 2022

Đặng Sơn Duân – Chờ sung Nobel rụng !


Sáng Chủ nhật đang theo dõi tin tức Ukraine thì đọc được tin Việt Nam hụt đề cử giải Nobel Văn chương vì thư đến trễ. Bỗng vỗ đùi cái đét, tiếc quá tiếc không chịu được… thế là mất toi nửa giải Nobel đã đến tay.

Rồi lại dấy lên nghi ngờ, mới tháng 1 đây ông chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm có giải Nobel Văn chương, mà nay lại nảy sinh cản trở vớ vẩn này. Liệu có phải do bàn tay của thế lực thù địch không?

Sau khi cảm xúc lắng xuống thì có ba thắc mắc sau:

vendredi 28 janvier 2022

Tạ Duy Anh - Chống « chuyển lửa » về quê hương


Chính sách này xuất hiện từ sau năm 1975, nhằm loại bỏ những cuốn sách bị chế độ xem là độc hại, được chuyển về từ nước ngoài. Khi đó Internet là điều không tưởng. Người sáng lập Facebook có lẽ chưa ra đời.

Tôi còn nhớ, một phóng viên da mầu người Pháp sang Việt Nam chụp ảnh văn nghệ sĩ (trong đó có tôi). Khi trở về, dù anh ta đã cẩn thận chuyển thành micro film, lận vào sâu trong cạp quần, nhưng vẫn không qua khỏi hải quan của sân bay Nội Bài.

Giờ đây, chỉ cần một cú kích chuột, cả một thư viện sách, (mà nếu quy ra theo cách của chính thể, thì ngang với một mặt trời lửa) có thể đến bất cứ ngóc ngách nào trên thế giới. Tuy thế, chính sách "chống chuyển lửa về quê hương" thì vẫn y nguyên.

dimanche 26 décembre 2021

Nam Phi: Giải Nobel hòa bình Desmond Tutu, biểu tượng chống apartheid qua đời


Đăng ngày:

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa « nhân danh toàn thể người dân Nam Phi » bày tỏ « sự đau buồn sâu sắc ». Ông coi cái chết của nhân vật lịch sử này là « một chương tang tóc mới của quốc gia, phải nói lời vĩnh biệt với một thế hệ kiệt xuất đã để lại cho chúng ta một Nam Phi tự do ». Tổng thống ca ngợi một con người « thông minh tuyệt vời, trung thực và bất khả chiến bại đối với chủ nghĩa apartheid, nhưng cũng rất hiền hòa, dễ xúc động trước những người bị áp bức, bất công ».

Ngay sau vụ đàn áp đẫm máu ở Soweto hôm 16/06/1976, Desmond Tutu, vị giám mục da đen đầu tiên ở Nam Phi đã tố cáo bạo lực cảnh sát đối với trẻ em. Ông luôn lên tiếng đấu tranh một cách ôn hòa, sử dụng tinh thần hài hước như vũ khí. Chẳng hạn ông nói « Khi người da trắng đến đây, họ mang theo Kinh Thánh còn chúng tôi có đất đai. Họ bảo hãy cùng quỳ gối cầu nguyện và khi mở mắt ra, chúng tôi có Kinh Thánh còn họ có đất đai ».

vendredi 25 septembre 2020

Nguyễn Thông - Xin can


Tôi can mấy ông bà làm báo xứ ta, có nịnh Nga nịnh Putin thì cũng một vừa hai phải thôi. Sao cứ phải hầu hạ, điếu đóm, làm thuê không công cho nó thế.

Chỉ có mỗn tay nhà văn Nga vô danh tiểu tốt đề xuất đề cử gã độc tài Putin giải thưởng hòa bình Nobel, thế là ào ào rút tít "Tổng thống Putin được đề cử giải thưởng Nobel hòa bình".

Cứ làm như giải sắp được trao tới nơi rồi !

dimanche 15 mars 2020

Tạ Duy Anh - Người giải phẫu chế độ Trung Quốc



Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên. 

Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn diễn ra ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989.

Năm 2010 tôi có dịp lần đầu đến Trung Quốc, được nghe anh bạn người Trung Quốc kể lại là chính quyền kiểm soát chặt thông tin về sự kiện này đến mức cứ vào mỗi dịp kỷ niệm, số 4 và số 6, chữ TỨ và chữ LỤC lại tự động biến mất trên hệ thống mạng tìm kiếm của Trung Quốc vài hôm?

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Về vụ xử "tội ác diệt chủng" Gambia-Miến Điện trước Tòa Công lý Quốc tế


Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt chủng" người Rohingya.

Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.

Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được" để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng cho tất cả các bên.

lundi 21 octobre 2019

Lãnh đạo Hồng Kông xin lỗi vì vụ xịt vòi rồng vào đền thờ Hồi giáo

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (G) gặp gỡ để xin lỗi các chức sắc Hồi giáo tại đền thờ ở Cửu Long ngày 21/10/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 21/10/2019 đến thăm một đền thờ Hồi giáo và ngỏ lời xin lỗi về việc cảnh sát đã dùng vòi rồng tấn công hôm qua.

Lối vào đền thờ Hồi giáo lớn nhất Hồng Kông nằm ở bán đảo Cửu Long (Kowloon), hôm Chủ nhật đã bị xe cảnh sát xịt nước màu xanh pha lẫn với một hóa chất làm phỏng da. Thứ nước này nhằm nhận diện người biểu tình, nhưng khiến cho đường phố và các tòa nhà bị nhuộm màu xanh da trời. 

Các hình ảnh video cho thấy một xe cảnh sát dừng lại bên ngoài đền thờ vào lúc lực lượng an ninh đang xung đột với người biểu tình. Vòi rồng được phun vào năm, sáu nhà báo và những người đang tập hợp trước đền thờ này đến hai lần, và lối vào cũng như các bậc thềm bị nước vòi rồng nhuộm thành màu xanh.

mercredi 16 octobre 2019

Người dân Hồng Kông được đề nghị Nobel Hòa bình 2020


Biển người Hồng Kông biểu tình chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tháng 6/2019.
Một dân biểu Na Uy hôm nay 16/10/2019 loan báo đã đề nghị tặng cho « người dân Hồng Kông » giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2020, cho dù một lần nữa có thể gây rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc.

Dân biểu Guri Melby thuộc đảng Tự Do trong liên minh cầm quyền ở Na Uy thông báo trên Twitter : « Tôi đã đề nghị tặng thưởng Nobel hòa bình 2020 cho nhân dân Hồng Kông, những người đã bất chẩp nguy hiểm đến tính mạng để đấu tranh từng ngày cho tự do ngôn luận và các quyền dân chủ căn bản ».

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Aftenposten hôm nay, bà Melby giải thích « Những gì mà người Hồng Kông đã làm tạo nên tiếng vang lớn bên ngoài đặc khu, vừa tại khu vực vừa cả phần còn lại của thế giới ».

lundi 10 décembre 2018

70 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền : Tình hình vẫn còn ảm đạm

Đại sứ 19 nước tại Việt Nam đọc Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ trong một video ngày 10/12/2018.

Ngày 10/12/2018, ngày Nhân quyền Quốc tế đồng thời kỷ niệm 70 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ở Paris, tình hình quyền con người vẫn chưa mấy khởi sắc.

Ở Việt Nam, 21 đại sứ và phó đại sứ của 19 đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội đã đọc bản Tuyên ngôn Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong một video đăng trên Facebook.

mercredi 19 septembre 2018

Nobel Văn chương : Bắt đầu xử vụ tai tiếng tình dục

Ông Jean-Claude Arnault khi đến tòa án ở Stockholm ngày 19/09/2018.

Hôm nay, 19/09/2018, tại Stockholm bắt đầu phiên xử một công dân Pháp là nguyên nhân một vụ tai tiếng được đưa tin liên tục trong những tháng gần đây tại Thụy Điển. Ông Jean-Claude Arnault, có vợ là viện sĩ hàn lâm Thụy Điển, bị 18 phụ nữ tố cáo tấn công tình dục. Hơn nữa ông ta lại còn tiết lộ những tên những nhà văn sắp được giải Nobel, gây ra một loạt vụ từ chức trong Viện hàn lâm, khiến giải thưởng danh giá này năm nay không thể trao tặng.
Từ Stockholm, thông tín viên Frédéric Faux cho biết thêm chi tiết : 

vendredi 6 octobre 2017

Người Nhật bất ngờ về giải Nobel Văn chương 2017

Fan người Nhật của nhà văn Haruki Murakami cũng vui mừng khi nghe tin Kazuo Ishiguro được giải Nobel Văn học ngày 05/10/2017.

Giải thưởng Nobel Văn chương năm nay được trao cho nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro đã gây ngạc nhiên cho người dân Nhật Bản, sau khi nhà văn này được Viện Hàn lâm Thụy Điển xướng danh hôm qua 05/10/2017.
Hầu hết đã đặt hy vọng vào một tác giả nổi tiếng khác là Haraki Mugakami, nhưng độc giả phấn khởi đón nhận tin một nhà văn gốc Nhật đoạt giải. Các nhà báo Nhật vội vã tìm đến những nhà sách còn mở cửa trễ buổi tối, hy vọng tìm được những cuốn sách ít ỏi của giải Nobel Văn chương 2017. Nhà xuất bản Hayakawa cho biết sẽ tái bản 8 tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro đã được dịch ra tiếng Nhật.

mercredi 4 octobre 2017

Nobel Hóa học : Ba nhà khoa học về kỹ thuật hiển vi điện tử nghiệm lạnh đoạt giải

Ba nhà hóa học Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson được nhận giải Nobel Hóa học 2017, Stockholm, Thụy Điển, ngày 04/10/2017.

Giải Nobel Hóa học ngày 04/10/2017 vừa được trao cho các ông Jacques Dubochet (Thụy Sĩ), Joachim Frank (Mỹ), và Richard Henderson (Anh), về các nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật hiển vi điện tử nghiệm lạnh, đã giúp đơn giản hóa và cải thiện hình ảnh của các phân tử sinh học.
Thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển nhấn mạnh : « Phương pháp này đã đưa ngành sinh hóa vào một kỷ nguyên mới. Các nhà nghiên cứu giờ đây có thể quan sát các tiến trình chưa bao giờ thấy được trước đó. Điều này mang tính quyết định đối với việc hiểu thấu những căn bản hóa học của cuộc sống, vừa cho sự phát triển các loại thuốc ».

vendredi 14 juillet 2017

Bắc Kinh áp đặt sự im lặng lên cái chết của Lưu Hiểu Ba

An ninh canh gác bên ngoài tang nghi quán bệnh viện Thẩm Dương.

Trung Quốc kiểm duyệt tất cả những bài viết, hình ảnh về nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel hòa bình bị tù tội vừa qua đời hôm qua 13/07/2017, và bác bỏ mọi chỉ trích của các nước phương Tây.

Nhà thơ Bối Lĩnh (Bei Ling) nhớ lại mùa xuân năm 1989 ở New York. Sau khi học xong chương trình ở Oslo và Hawai, người bạn Lưu Hiểu Ba của ông đã chấp nhận giảng dạy ở trường đại học Columbia. Nhưng phong trào chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng lan rộng, và hai người bạn cả ngày lẫn đêm ngồi trước máy truyền hình. Ông nhớ lại : « Lưu Hiểu Ba muốn về nước tham gia, còn tôi thì tôi sợ. Anh ấy cũng sợ, nhưng nói rằng anh phải đi thôi ».
 
Lưu Hiểu Ba trở thành một trong những lãnh đạo của phong trào, và thương lượng cho hàng trăm sinh viên ra khỏi quảng trường bị bao vây, tránh được một biển máu bi thảm hơn. Người sáng lập Independent Chinese PEN Center, sau khi ông Lưu Hiểu Ba qua đời, đặt câu hỏi : « Ở hội nghị thượng đỉnh G20, có một tổng thống nào, một thủ tướng hoặc một quan chức nào dành ra chỉ một phút để chất vấn Tập Cận Bình về việc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba ? »

jeudi 13 juillet 2017

Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba qua đời, Trung Quốc bị điểm mặt chỉ tên


Người dân Oslo đặt hoa tưởng niệm Lưu Hiểu Ba trước Trung tâm Nobel, ngày 13/07/2017.

(AFP 13/07/2017) Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người Trung Quốc đầu tiên được tặng giải Nobel hòa bình, đã qua đời hôm nay 13/07/2017 vì ung thư gan, trong khi vẫn đang bị quản thúc. Bắc Kinh đã lãnh một trận mưa chỉ trích vì không cho ông ra nước ngoài chữa bệnh.

Ủy ban Nobel hòa bình tố cáo Trung Quốc phải chịu « trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm » của nhà đối lập do không cho Lưu Hiểu Ba được chữa trị một cách thích hợp. 

Lưu Hiểu Ba là giải Nobel hòa bình đầu tiên qua đời trong lúc bị tù tội, kể từ khi nhà đấu tranh ôn hòa người Đức Carl von Ossietzky, bị Đức Quốc xã cầm tù, đã chết tại bệnh viện năm 1938.

jeudi 13 octobre 2016

Bob Dylan và thơ trong nhạc


Bob Dylan (phải) trình diễn "Maggie's Farm trong giải Grammy lần thứ 53 ở Los Angeles năm 2011.

FB Huỳnh Duy Lộc (Năm nay giải Nobel Văn chương được trao cho nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan vì “đã sáng tạo những cách diễn đạt mới cho thơ theo truyền thống vĩ đại của những ca khúc của Mỹ” (for creating new poetic expressions within the great American song tradition). Bài viết ngắn này được post lại để ăn theo tin mới nhận được)

Robert Zimmerman (tên thật của Bob Dylan) hãy còn là một thiếu niên khi rời quê nhà Minnesota để đến thành phố New York vào tháng giêng năm 1961, chỉ bốn ngày sau khi John F. Kennedy nhậm chức tổng thống. Chỉ sau vài tháng, chàng trai có khuôn mặt giống như trẻ thơ và luôn đội chiếc mũ kết như nhân vật Huck Finn của Mark Twain đã bắt đầu sáng tác và tự trình bày những ca khúc có nội dung rất phù hợp với tinh thần lý tưởng và ý thức sâu sắc về chính trị vốn là đặc trưng của nhiệm kỳ tổng thống của John F. Kennedy.