Affichage des articles dont le libellé est Tàu cá. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tàu cá. Afficher tous les articles

vendredi 19 novembre 2021

Biển Đông : Bắc Kinh đã tổ chức dân quân biển như thế nào

 

(Nathalie Guibert, LeMonde 18/11/2021) Một điều tra của đơn vị tư vấn Mỹ CSIS mô tả việc quân sự hóa ngày càng tăng các đoàn tàu đánh cá chuyên phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích Trung Quốc trên Biển Đông.

Trợ cấp của nhà nước, các nhánh tuyển mộ có tổ chức, những sở hữu chủ có liên quan đến chính quyền Bắc Kinh : một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington công bố hôm 18/11 đã vén lên chiếc màn bí mật về tổ chức mới của dân quân biển Trung Quốc (hải thượng dân binh, hay « haishang minbing »), nhánh vũ trang của chính sách bành trướng hung hăng do Bắc Kinh tiến hành ở vùng biển sát cạnh.

Trên Biển Đông, những tàu có vẻ ngoài dân sự này nổi tiếng là thường sách nhiễu ngư dân Philippines, cắt đường các chiến hạm Mỹ, hay tập trung hàng mấy chục chiếc trước một số bãi đá ngầm tranh chấp để gây áp lực lên các nước ven biển. Xuất hiện từ năm 1974, dân quân biển đã giúp Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

mercredi 14 juillet 2021

Biển Đông: Nước thải từ tàu cá Trung Quốc hủy hoại các rạn san hô


Đăng ngày:

Công ty Mỹ chuyên phân tích hình ảnh vệ tinh đã theo dõi trên 200 tàu đánh cá Trung Quốc tập trung từ nhiều tháng qua tại Đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, mà Việt Nam và Philippines đều đòi hỏi chủ quyền.

Hồi tháng Tư, cựu thuyền trưởng Mỹ Carl Schuster nay là giáo sư đại học Pacific ở Hawai tố cáo trên 200 tàu cá Trung Quốc ở Đá Ba Đầu xả 1.000 tấn nước thải hàng tháng, gây tác hại lâu dài.

mardi 23 mars 2021

Mai Thanh Hải - « Biển này là của tao, đảo này là của tao »


1. Đầu tháng 7.2019, mình viết loạt bài nhân kỷ niệm 30 năm tiểu đoàn DK1 (Vùng 2 Hải quân). Báo vừa đăng, lãnh đạo gọi: “Cấp trên yêu cầu giải trình”.

Thế là mình phải bỏ dở quy trình kiếm thằng cu, hì hục gõ 3 trang A4, báo cáo quá trình tác nghiệp, lần mò gặp gỡ các nhân chứng, lấy tài liệu... Và cuối báo cáo, ghi thẳng kiến nghị “Đây là những chuyện thật, tài liệu công khai và tuyên truyền để bạn đọc hiểu về rõ thêm về quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng - Nhà nước và nhất là Quân đội, cùng các thế hệ cựu chiến binh - cựu quân nhân. Yêu cầu cơ quan chức năng không gây khó dễ vô lý cho cơ quan báo chí và người làm báo”.

Vụ này, sau không thấy nhắc lại nữa, nhưng các cựu chiến binh - nhân vật của mình thì rất bức xúc: “Họ đến hỏi chúng tao từng ly từng tí. Bộ đội nhà giàn đóng quân 30 năm nay, cả thế giới biết, có đ*o gì phải sợ sệt, lo lắng”.

mardi 19 janvier 2021

'Thương binh' Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh


(NNVN 19/01/2021) Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Anh Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì.

Thấp thỏm “bạn cũ”

Chiếc tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tiến vào gần cụm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa để thả ngư dân lặn. Một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc màu trắng lượn lờ và tiến lại gần khiến các ngư dân phải luôn canh chừng và thuyền trưởng điện đàm với các tàu cá khác xem có yên ổn không.

Hoàng Sa xa mà gần: Có chồng đi biển Hoàng Sa


(TNO 19/01/2021) Xưa đi biển Hoàng Sa lo sóng to gió lớn, lo rủi ro với nghề lặn biển muôn trùng. Nay các bà vợ có chồng đi biển Hoàng Sa lại thêm nỗi lo nữa: bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm, tính mạng như treo trên sợi tóc.

Thế nhưng, dù thường trực nỗi lo cho chồng cho con, những người vợ, người mẹ có chồng có con bám biển Hoàng Sa vẫn đứng sau lưng động viên chồng, con vững tin ra khơi mưu sinh, giữ biển trời Tổ quốc.

“Biển cho cái ăn thì phải giữ biển nước mình”

lundi 17 août 2020

Biển Đông : Tuần duyên Malaysia bắn chết một ngư dân Việt Nam

Đăng ngày:


Sự kiện này xảy ra tại vùng biển Malaysia, nơi ngư dân than phiền các tàu cá Việt Nam làm hư hại lưới của họ. Chỉ huy tuần duyên Zubil Mat Som nói với hãng tin Pháp là hai tàu đánh cá Việt Nam đi vào vùng biển của Malaysia, cách Tok Bali ở phía đông bắc ngoài khơi bang Kelantan tối Chủ nhật 16/08.

Theo ông Zubil, thì tuần duyên Malaysia đã bắn chỉ thiên, nhưng sau khi bị ném bom xăng và vỏ xe đã bắn thẳng vào tàu Việt Nam. Một ngư dân Việt bị trúng đạn, và khi đưa vào bờ thì đã tử vong. Tàu tuần duyên Malaysia bị hư hại do tàu đánh cá Việt Nam đâm vào. Ông ta nói rằng sự cố chết người này là đáng buồn, nhưng tuần duyên Malaysia phải bảo vệ mạng sống của họ và chủ quyền quốc gia.

jeudi 27 juin 2019

Lực lượng hải quân giấu mặt của Trung Quốc trên Biển Đông

Một tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá.

Quần đảo Trường Sa hiện có năm bên yêu sách chủ quyền, là nơi nóng bỏng nhất trên Biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling, giám đốc Asia Maritime Transparency Initiative trong bài viết « Hải quân giấu mặt của Trung Quốc » đăng trên báo Foreign Policy hôm 25/06/2019 khẳng định, các bằng chứng cho thấy những tàu được cho là tàu đánh cá Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp này là một phần của lực lượng dân quân biển mở rộng của Bắc Kinh.

Một số nhà phân tích tiếp tục nghi ngờ về sự hiện diện và các hoạt động của dân quân biển. Số khác, đặc biệt là có liên hệ với các định chế Trung Quốc và báo chí Nhà nước, tìm cách trưng ra những hình ảnh vệ tinh đã được cắt xén một cách nghệ thuật, chỉ sử dụng những dữ liệu có lợi cho mình, hoặc đơn giản là làm ngơ trước thực tế, tấn công vào những ai đưa ra bằng chứng về các hoạt động của dân quân biển.

Điều này không gây ngạc nhiên vì mục đích dùng đến dân quân biển là tấn công ở mức thấp hơn quân đội chính quy, làm phức tạp thêm sự đối phó của các bên khác - trong trường hợp này là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan cũng như Hoa Kỳ - qua việc giấu mặt sau lớp vỏ dân sự. Nhờ đó Bắc Kinh có thể chối bỏ mọi bằng chứng của các hành vi hung hăng trên biển. Tuy nhiên những bằng chứng này tự nó đã nói lên tất cả.

vendredi 14 juin 2019

Bắc Kinh : Vụ tàu cá Philippines bị đánh đắm chỉ là tai nạn bình thường

Các thủy thủ trên tàu F/B Gimver 1 được cứu thoát chụp ảnh chung với các sĩ quan hải quân Philippines.
Phát thanh RFI ngày 14.06.2019



Bắc Kinh hôm qua 13/06/2019 tuyên bố vụ một tàu cá Philippines bị tông chìm ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông chỉ là một tai nạn hàng hải bình thường, tuy Philippines đã chính thức gởi công hàm phản đối.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng sự cố này « chỉ là một tai nạn hàng hải bình thường », và cho biết đang tiến hành điều tra. Ông Cảnh Sảng còn tố cáo ngược lại Manila là « vô trách nhiệm », khi « chính trị hóa một sự kiện mà không kiểm tra lại ».

jeudi 13 juin 2019

Biển Đông : Manila lên án Trung Quốc hèn nhát khi đâm tàu Philippines

Vị trí Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Philippines hôm nay 12/06/2018 lên án « hành động hèn nhát » của một tàu cá bị nghi là của Trung Quốc, đã đâm vào một tàu đánh cá Philippines rồi bỏ mặc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. 

Chiếc tàu này đã tông vào một tàu Philippines đang neo đậu gần Reed Bank, ngọn núi ngầm dưới biển mà Trung Quốc gọi là Lễ Nhạc ở Trường Sa, khiến tàu này bị chìm cùng với 22 thủy thủ, rồi bỏ đi. 

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố : « Chúng tôi cực lực lên án hành động hèn nhát của chiếc tàu bị nghi ngờ là của Trung Quốc vì đã bỏ mặc thủy thủ đoàn Philippines. Đó không phải là hành vi của một dân tộc có trách nhiệm và hữu nghị ». Ông Lorenzana kêu gọi mở điều tra vụ đánh đắm tàu này, và có những hành động ngoại giao để tránh những sự cố tương tự tái diễn.

mercredi 29 mai 2019

Biển Đông : Tàu Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công bằng tia laser phi công Úc

Hải quân Hoàng Gia Úc canh gác trên chiến hạm HMAS Canberra (L02) đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka, ngày 23/03/2019.

Các phi công của Hải quân Úc đã bị tấn công bằng tia laser khi đang bay trên Biển Đông. Quân đội Úc hôm nay 29/05/2019 thông báo như trên và nghi ngờ các tàu Trung Quốc là thủ phạm. 

Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) tuyên bố đã « quan sát thấy một số tàu gia tăng sử dụng các thiết bị laser di động ». Các phi công trực thăng thuộc chiến hạm HMAS Canberra đã là mục tiêu của các tia laser khi tham gia cuộc tập trận Indo-Pacific Endeavour 2019, một hoạt động của Hải quân Hoàng gia Úc trong khu vực, tuy nhiên không có ai bị thương.

Theo giáo sư Euan Graham, một trong số những khách mời hiện diện trên chiến hạm HMAS Canberra trong hành trình từ Việt Nam đến Singapore, thì các tia laser này được bắn đi từ các tàu cá, trong khi một tàu chiến Trung Quốc đi theo chiến hạm Úc trong suốt cuộc hải hành. 

lundi 29 avril 2019

Indonesia bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam sau va chạm

Hải quân Indonesia bắn phá hủy tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ngày 05/12/2014 tại vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, Indonesia.

AP và AFP hôm nay 29/04/2019 dẫn thông cáo của hải quân Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này khi đang định ngăn chận một tàu cá Việt Nam, đã bị hai tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào. Sau đó phía Indonesia đã bắt 12 ngư dân Việt, đưa đi giam tại một căn cứ hải quân.

Thiếu tướng hải quân Yudo Margono nói rằng : « Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Nhưng Hà Nội cũng yêu sách khu vực này thuộc chủ quyền Việt Nam ».

Cũng theo hải quân Indonesia, hai tàu cảnh sát biển Việt Nam cố gắng bảo vệ cho chiếc tàu đánh cá bằng cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia, gây hư hại vỏ tàu. Còn chiếc tàu cá Việt Nam bị chìm là do "tai nạn" – chính quyền Indonesia nói như vậy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

samedi 27 avril 2019

"Lênin" không sợ Trung Quốc !

Người dân ở Puerto Ayora, Santa Cruz (Ecuador) phản đối tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp tại đảo Galapagos. Ảnh chụp ngày 25/08/2017.

Tổng thống Ecuador, ông Lenin Moreno đã ra lệnh gởi đi các chiến hạm và phi cơ chiến đấu, sau khi một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc tiến gần vùng biển được bảo vệ sinh thái của hòn đảo Galapagos. Chính phủ nước này hôm 25/04/2019 loan báo như trên.

Bộ Thông tin Ecuador cho biết, tổng thống Lenin Moreno coi hành vi trộm cắp tài nguyên này là « không thể chấp nhận được. Thế nên ông đã ra lệnh cho quân đội huy động máy bay và tàu chiến để bảo vệ chủ quyền của Ecuador ».

Tổng thống Lenin Moreno còn yêu cầu ngoại trưởng José Valencia « triệu tập ngay lập tức » đại sứ Trung Quốc ở Quito, để trao kháng thư phản đối về mặt ngoại giao.

mercredi 6 décembre 2017

Indonesia tịch thu tàu cá Trung Quốc, bắt 21 thủy thủ


Tàu Fu Yuan Yu 831 bị Indonesia bắt giữ.
(Jakarta Post 05/12/2017) Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia đã tịch thu tàu Fu Yuan Yu 831 và bắt giữ 21 thủy thủ trên tàu này, với cáo buộc đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển phía đông của Indonesia.

Trên tàu có đến sáu lá cờ của các nước khác nhau, bị nghi ngờ là được sử dụng để đánh lừa các nhân viên tuần tra.

samedi 21 octobre 2017

Tuần duyên Hàn Quốc có thể nổ súng vào tàu Trung Quốc đánh cá lậu

Tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc bắt giữ, neo tại cảng Incheon ngày 09/10/2016. Ảnh tư liệu.

Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc từ nay có thể sử dụng vũ khí để đối phó với các tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp, nếu các tàu này có vẻ sẵn sàng tấn công hoặc phản ứng lại khi bị kiểm tra. Đài phát thanh truyền hình Hàn Quốc Arirang cho biết như trên, theo một tu chính án bắt đầu có hiệu lực từ hôm 20/10/2017.
Đạo luật mới có mục đích cải thiện năng lực can thiệp trên biển của cảnh sát tuần duyên, để đối phó với các tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp tại vùng biển Hàn Quốc, thường có phản ứng thô bạo với lực lượng chấp pháp.

mardi 25 juillet 2017

Biển Đông : Hải quân Indonesia bác bỏ tin bắn ngư dân Việt Nam

Một sĩ quan hải quân Indonesia đang bắn hủy một tàu cá Việt nam bị bắt giữ trong vùng biển thuộc đảo Anambas, tỉnh Riau ngày 5/12/2014.

Hãng tin AP hôm nay, 25/07/2017, cho biết hải quân Indonesia đã bác bỏ việc bắn bị thương bốn ngư dân Việt Nam vào cuối tuần qua, mà chỉ bắn chỉ thiên cảnh cáo, tại vùng biển mà theo họ là của Indonesia. Đây là sự cố thứ hai trên Biển Đông giữa hai quốc gia Đông Nam Á trong vòng hai tháng qua.
Phát ngôn viên hải quân Gig Jonias Mozes Sipasulta nói rằng chiến hạm KRI Wiratno-379 đã bắn một phát cảnh báo về hướng mũi tàu, khi nhận ra hai tàu Việt Nam đi vào khoảng bốn hải lý bên trong vùng biển Indonesia. Trong thông cáo tối qua, Sipasulta nói rằng việc ngư dân Việt Nam bị bắn là không đúng sự thật, vì hai chiếc tàu đánh cá ngay lập tức đã rời đi.

mardi 23 mai 2017

Tàu Việt Nam và Indonesia đụng độ trên Biển Đông


Hãng tin AP hôm nay, 23/05/2017, dẫn nguồn tin từ phía Indonesia cho biết nhiều tàu đánh cá Việt Nam hành nghề tại Natuna, khi bị kiểm tra đã chạy thoát với sự hỗ trợ của cảnh sát biển Việt Nam. Phía Việt Nam bắt giữ một sĩ quan Indonesia, còn phía Indonesia câu lưu 11 thuyền viên Việt Nam.

Theo bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, vụ đụng độ xảy ra hôm Chủ nhật, 21/05, ở phía bắc quần đảo Natuna, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Năm tàu đánh cá Việt Nam đang bị một tàu tuần duyên Indonesia chận lại kiểm tra, thì một tàu cảnh sát biển Việt Nam đã lao vào chiếc tàu cá, trên đó có một sĩ quan Indonesia, làm tàu này bị chìm. Không có ai bị thương trong vụ này.

dimanche 9 octobre 2016

Tàu đánh cá lậu của Trung Quốc đâm chìm tàu tuần duyên Hàn Quốc

Ngư dân Trung Quốc bị dẫn giải về đồn ở Incheon, tháng 6/2016.

Hãng tin Yonhap hôm nay 09/10/2016 cho biết một tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển Hàn Quốc đã đánh đắm một tàu tuần duyên nước này rồi chạy trốn. Chính phủ Seoul đã triệu các đại diện ngoại giao của Bắc Kinh để phản đối.
Theo lực lượng tuần duyên Incheon ở phía tây Seoul, sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ hôm thứ Sáu 7/10, tại vùng biển cách đảo Socheong 76 km về phía tây nam. Một tàu tuần duyên Hàn Quốc đang làm nhiệm vụ truy bắt các tàu đánh cá lậu của Trung Quốc trong khu vực, đã bất thần bị một tàu Trung Quốc đâm vào từ phía sau. Một cảnh sát biển Hàn Quốc trên tàu bị rơi xuống biển đã được một tàu tuần duyên khác vớt.

mercredi 7 septembre 2016

CSIS : Tàu tuần duyên Trung Quốc là thủ phạm hầu hết các vụ đụng độ tại Biển Đông

Tàu tuần duyên Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển.

Các hành động ngày càng hung hãn hơn của các tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông có nguy cơ gây bất ổn cho khu vực. Các « tàu lạ » ngang ngược trên Biển Đông hầu hết là tàu Trung Quốc. Trên đây là kết luận của các tác giả một công trình nghiên cứu, mới được công bố, về các sự cố trên tuyến đường hàng hải quan trọng này, được Reuters loan tin hôm nay 07/09/2016.
Trong khi các nhà quan sát đang lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện tại vùng biển tranh chấp, không thể coi thường mối nguy hiểm từ những sự cố có liên quan đến các tàu tuần duyên Trung Quốc. Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh khu vực của CSIS (Center for Strategic and International Studies – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế) đặt tại Washington nhận định như trên.

mercredi 17 août 2016

Đánh đắm tàu cá các nước, Indonesia muốn khẳng định là cường quốc biển


Về châu Á, sự kiện gây chú ý cho các báo Paris là việc hôm nay 17/08/2016 Indonesia cho đánh đắm 71 tàu cá hành nghề tại vùng biển của mình, nhân Quốc khánh lần thứ 71 của nước này. Le Monde chơi chữ « Chiến dịch bùng nổ của Indonesia chống đánh cá bất hợp pháp », còn Les Echos nhận định « Indonesia muốn tái khẳng định sức mạnh trên biển ».
Le Monde nhấn mạnh, « bùng nổ » là theo nghĩa đen. Từ tháng 10/2014, khi bộ trưởng Hàng Hải vốn ồn ào, ông Susi Pudjiastuti lao vào cuộc đấu tranh quyết liệt này, đã có trên 170 chiếc tàu đánh cá phần lớn của nước ngoài, đã bị đánh chìm xuống đáy biển bằng thuốc nổ, còn thủy thủ đoàn thì bị tống vào tù.

lundi 4 juillet 2016

Đài Loan bắn nhầm hỏa tiễn về phía Trung Quốc


Một chiến hạm Đài Loan hôm nay 01/07/2016 đã bắn nhầm một hỏa tiễn siêu thanh « sát thủ diệt hàng không mẫu hạm » về hướng Trung Quốc, trúng một tàu đánh cá Đài Loan làm một người chết và ba người bị thương trong đó có một thủy thủ Việt Nam. Sự kiện này xảy ra vào lúc Bắc Kinh đang kỷ niệm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, và quan hệ Đài-Trung đang xấu đi.

Hỏa tiễn Hùng Phong (Hsiung Feng) III do Đài Loan sản xuất, có tầm bắn 300 km, đã bay được gần 75 km trước khi rơi trúng vào một chiếc tàu cá ngoài khơi đảo Bành Hồ (Penghu) do Đài Bắc kiểm soát ở eo biển Formosa. Thuyền trưởng chiếc Hsian Li Sheng, một tàu đánh cá 60 tấn đăng ký ở cảng Cao Hùng, đã thiệt mạng, và ba thủy thủ bị thương, trong đó có một thủy thủ người Việt Nam.