Affichage des articles dont le libellé est TPP. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est TPP. Afficher tous les articles

dimanche 26 septembre 2021

Trần Văn Thọ - Cục diện mới của TPP và bản lĩnh của Việt Nam


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thường được gọi tắt theo tên cũ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) đang bước vào một cục diện mới.

Ngày 16/9/2021 Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập, và 6 ngày sau Đài Loan cũng xin gia nhập. Để được chấp nhận là thành viên mới phải được tất cả 11 nước thành viên hiện tại đồng ý. Vấn đề cả Trung Quốc và Đài Loan đều xin gia nhập TPP đang được dư luận các nước quan tâm.

Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Đài Loan xin gia nhập, lấy lý do là Đài Loan chỉ là một bộ phận của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật và cả 4 ứng cử viên Đảng trưởng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) của Nhật đều tỏ thái độ hoan nghênh Đài Loan (ngày 29/9 sắp tới một trong bốn người sẽ đắc cử và trở thành thủ tướng từ ngày 4 tháng 10).

lundi 20 septembre 2021

Đặng Sơn Duân - Hóa ra Biden còn Trump hơn cả Trump !

 

Liên quan đến chiến lược kiềm chế Trung Quốc, một luận điệu hay được lặp đi lặp lại là Trump không biết tập hợp đồng minh. Giờ nhìn cơn giận dữ ngút trời của Pháp và EU nhiều người giờ mới ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa là hóa ra Biden còn Trump hơn cả Trump nữa.

Biden chọn lựa đúng không? Đúng quá rồi, thời tới là phải chớp lấy thôi. Quả là sau khi nhậm chức, ông có làm tour lưu diễn châu Âu đánh bóng tên tuổi, nhưng khi phải chọn lựa giữa AUKUS và EU thì không cần phải nói nhiều. Đa số đều thấy hợp lý!

Nhưng cách hành xử thì quả là bạc tình và phũ phàng. Lẽ ra, phải gọi điện thông báo trước cho Pháp đôi ba ngày. Chẳng hạn giờ tình hình như thế này, chúng tôi cũng không còn chọn lựa nào khác. Đổi lại là anh thì cũng vậy thôi, anh có muốn thì tham gia chung, không thì thôi đành...

samedi 21 novembre 2020

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP



(AFP 20/11/2020) Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi. 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại đã ký kết được CPTPP.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».

lundi 12 novembre 2018

Tâm Chánh - Vì sao CPTPP thông qua như chẻ tre ?


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp báo với chủ tịch Cuba tại Hà Nội ngày 09/11/2018.

Thực ra các tiêu chuẩn của ILO Việt Nam đã công nhận từ rất sớm. Cũng như vậy là các cam kết thực thi quyền con người. Hiến pháp 2013 cũng đã hiến định nhiều nội dung quyền con người, quyền công dân nhưng đó vẫn là các quyền treo theo thông lệ áp dụng luật pháp ở Việt Nam.

Một quan sát cá nhân cho thấy, trong chính trị Việt Nam việc nước cũng gần giống việc làng, đôi khi rất phụ thuộc vào người nắm quyền quyết định việc ấy.

mercredi 31 octobre 2018

Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm

Ngày 18/03/2018, đại diện 11 nước đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP không có Mỹ, tại Santiego, Chilê.

Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui : Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, trước đây mang tên là TPP.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố : « Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay ». Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mêhicô đã có động thái tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng.

jeudi 13 septembre 2018

Việt - Nhật kêu gọi Trump tham gia TPP

Ngoại trưởng Nhật Taro Kono (T) và đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 13/09/2018.

Việt Nam và Nhật Bản hôm nay 13/09/2018 kêu gọi Hoa Kỳ quay lại với hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP, mà 11 quốc gia chủ yếu là châu Á đang cố gắng làm sống lại sau khi ông Donald Trump tuyên bố rút lui vào năm ngoái.

Ngoại trưởng Nhật Taro Kono trong Diễn đàn Kinh tế của ASEAN tổ chức tại Hà Nội tuyên bố : « Chúng tôi luôn nghĩ rằng TPP là chọn lựa tốt nhất đối với Hoa Kỳ ». Hưởng ứng lời kêu gọi này, đồng nhiệm Việt Nam, ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh TPP là một « hiệp định ở cấp rất cao ».

jeudi 19 avril 2018

Mỹ-Nhật thảo luận về thương mại dù còn nhiều bất đồng

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump o tại Palm Beach, Florida ngày 18/04/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua 18/04/2018 tại Florida (Hoa Kỳ) đã thỏa thuận tăng cường thảo luận về thương mại, dù đôi bên còn nhiều bất đồng.

Trong cuộc họp báo chung, thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố : « Tổng thống Trump và tôi quyết định bắt đầu thương lượng về các hiệp định thương mại tự do và công bằng ». Không giấu diếm các bất đồng sâu sắc giữa đôi bên, ông Abe nhấn mạnh : « Phía Mỹ muốn có một hiệp định song phương, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, hiệp định TPP là công cụ tốt nhất cho cả hai nước ». 

vendredi 13 avril 2018

Donald Trump đổi ý, muốn Mỹ quay lại TPP

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, Washington ngày 23/01/2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 12/04/2018 cho biết sẽ tham gia Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu đạt được các điều kiện « tốt hơn », dù khi vừa nhậm chức ông đã thẳng thừng tuyên bố rút lui. Một số nước liên quan như Nhật và New Zealand tỏ ra thận trọng trước sự đổi ý của ông Trump.
Trên Twitter, tổng thống Mỹ viết: « Chúng tôi sẽ tham gia TPP nếu hiệp định này cơ bản tốt hơn so với văn bản thời tổng thống Obama. Hoa Kỳ đã có được các thỏa thuận song phương với 6/11 quốc gia TPP, và sẽ bàn bạc để đạt đến thỏa ước với nước lớn nhất trong số đó là Nhật Bản, vốn đã gây khó khăn cho thương mại Mỹ trong nhiều năm qua ».

mardi 14 novembre 2017

TPP 11 và sự tự cô lập của nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump (G) bên cạnh thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Manila, 13/11/2017.

Vòng công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn là đề tài tiếp tục được các báo Pháp bàn đến. Le Figaro cho rằng « Về thương mại, Trump đã lọt vào chiếc bẫy của chính mình tại châu Á-Thái Bình Dương ».Tác giả Fabrice Nodé-Langlois nhận định, khi từ bỏ một số hiệp định thương mại ở châu Á, tổng thống Mỹ đã nhận lấy rủi ro cô lập hóa nước mình trên trường quốc tế.
Đó là một trong những động thái chính thức đầu tiên của tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ. Vào ngày thứ ba của nhiệm kỳ, hôm 23 tháng Giêng năm 2017, ông Donald Trump đã sổ toẹt TPP, hiệp định tự do mậu dịch tập hợp xung quanh Hoa Kỳ 11 quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương. Hiệp định này không chỉ có ý nghĩa thương mại mà cả địa chính trị, là cột trụ trong chính sách châu Á của Barack Obama. TPP giúp hình thành một thị trường lớn với 800 triệu người tiêu thụ, chiếm một phần ba tổng sản phẩm nội địa thế giới, định ra những tiêu chuẩn thương mại và đặt Trung Quốc ra ngoài lề.

lundi 13 novembre 2017

Cọp giấy thương mại



Trận mưa hợp đồng tại Bắc Kinh ngày 09/11/2017 khiến tổng thống Trump không còn đòi đánh thuế thật nặng lên hàng Trung Quốc.

(Jean-Marc Vittori, Les Echos 13/11/2017) Chủ nghĩa bảo hộ ! Đây phải là công trình lớn nhất của tổng thống Hoa Kỳ, đồng thời là điểm khởi đầu của cuộc đua khó tin giúp ông thắng cử.

Donald Trump đã bắt đầu vượt qua các ứng cử viên khác trong cuộc bầu cử sơ bộ khi hứa hẹn đóng cửa nước Mỹ, đó là trung tâm chương trình kinh tế của ông. Trump mừng ngày bước vào Tòa Bạch Ốc bằng việc rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, được xây dựng để tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các nước châu Mỹ và châu Á.

Trước Trung Quốc, thái độ co cụm của Trump làm Hà Nội lo ngại


Tổng thống Mỹ Donald Trump được đón tiếp tại Việt Nam ngày 12/11/2017.

(Bruno Philip, LeMonde 12/11/2017) Khoảng trống chiến lược do chính quyền Trump không có chủ thuyết phù hợp ở châu Á gây lo lắng cho Việt Nam. Thế nên chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ, với sự tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) hôm thứ Sáu 10/11 ở Đà Nẵng, trước khi đến Hà Nội hôm sau đó, được người Việt rất chờ đợi. Họ tự hỏi liệu còn có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Washington để đối phó với Trung Quốc hay không.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực hãy còn ráng chống chọi lại Trung Quốc. Bắc Kinh nay có thể áp đặt điều kiện của mình cho các nước ASEAN. Đối với Barack Obama, Việt Nam đóng vai trò chủ chốt trên bàn cờ khu vực để chống chọi lại với bành trướng Trung Quốc.

vendredi 10 novembre 2017

TPP 11 nước được cứu vãn vào phút chót



Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne tại hội nghị TPP nhân APEC 2017 ở Đà Nẵng, 09/11/2017.

(Reuters10/11/2017) Mười một nước TPP hôm nay 10/11/2017 đã đồng ý về các điểm cơ bản của một hiệp định mới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm – theo một dự thảo thông cáo chung mà hãng tin Anh được tham khảo, sẽ công bố vào thứ Bảy 11/11.

Đây là thành công từ các cuộc đàm phán ráo riết tại Việt Nam, có lúc tưởng chừng đã thất bại do Canada không đồng ý. 

jeudi 9 novembre 2017

Việt Nam qua các mùa APEC

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang phát biểu trong diễn đàn doanh nghiệp APEC 2017 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2017.

Cách đây 11 năm Việt nam đã là nước chủ nhà của Thượng đỉnh APEC. Từ đó đến nay kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển. Nhân hội nghị APEC chính thúc khai mạc tại Đà Nẵng vào ngày 10/11 tới đây. RFI xin giới thiệu bài viết của tác giả Edmund Sim trên tạp chí The Diplomat, nhìn lại những thay đổi về kinh tế của Việt Nam giữa hai lần  đăng cai sự kiên quốc tế lớn này.
Hội nghị thượng đỉnh APEC quay lại với Việt Nam năm nay, sau 11 năm vắng bóng. Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng kể từ thượng đỉnh APEC năm 2006 tại Hà Nội, môi trường khu vực và toàn cầu đã thay đổi hẳn. APEC 2017 tại Đà Nẵng mang lại cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cơ hội để đối mặt với các đổi thay này.

APEC 2006 : Bắt đầu cuộc đua với thế giới

vendredi 3 novembre 2017

Trump sẽ phải tỏ rõ quan điểm tại châu Á



Tổng thống Mỹ và phu nhân lên Air Force One, 03/11/2017.

(LesEchos 03/11/2017) Rút khỏi TPP, vấn đề Bắc Triều Tiên và chính sách Mỹ đối với khu vực : nhiều chủ đề đang chờ đợi tổng thống Trump.


Trong vòng một năm, ông Donald Trump chủ yếu lo phá hủy những gì người tiền nhiệm đã lập nên, hơn là đưa ra những chính sách mới. Nay ông không chỉ phải giải thích các bước đi mà nhất là còn phải cho biết chi tiết về chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực. Trong số đó có ba chủ đề quan trọng nhất.

lundi 12 juin 2017

Trung Quốc không lấp được khoảng trống Donald Trump tạo ra

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida, 06/04/2017.

Thông tín viên Frédéric Schaeffer của Les Echos tại Bắc Kinh hôm nay có bài viết mang tựa đề « Vì sao Trung Quốc không lấp được khoảng trống do ông Trump tạo ra ».
« Now, China lead ». Đó là nhận định của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Taormina (Ý). Lãnh đạo các nước giàu có nhất hành tinh đã cố gắng thuyết phục tổng thống Mỹ Donald Trump không rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, nhưng chỉ hoài công. Theo biên bản được tờ Der Spiegel tiết lộ, thì Macron nói rằng hiện tượng thay đổi khí hậu là nguy cơ có thực, thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh nếu Hoa Kỳ rút lui sẽ khiến cho Trung Quốc tha hồ tung hoành. Nhưng khi mọi người hiểu được rằng Donald Trump không thay đổi quan điểm, Emmanuel Macron rút ra kết luận : « Bây giờ thì Trung Quốc cầm đầu ».

mercredi 7 juin 2017

Việt-Nhật tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải để đối phó với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) đón đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ngày 06/06/2017 tại Tokyo.

Nhân chuyến công du Nhật Bản của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, hai nước hôm 06/06/2017 đã thỏa thuận tăng cường quan hệ về an ninh thông qua các dự án được Nhật tài trợ, trong đó có việc nâng cấp năng lực tuần tra bờ biển, thiết bị quốc phòng và chuyển giao công nghệ. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong khu vực.
Hai nước ký kết hơn một chục thỏa thuận, trong đó có khoản viện trợ 38 tỉ yen (350 triệu đô la) để nâng cấp các tàu tuần duyên Việt Nam và năng lực tuần tra. Việc nâng cấp an ninh hàng hải là một phần của khoản tín dụng 100 tỉ yen (910 triệu đô la) được ký kết hôm qua (06/06), gồm các dự án trong lãnh vực khoa học, công nghệ và quản lý nước.

lundi 22 mai 2017

Bất đồng về hiệp định thương mại RCEP của Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia RCEP họp tại Hà Nội, Việt Nam ngày 22/05/2017.

Các nước châu Á trong cuộc họp APEC hôm nay 22/05/2017 tại Hà Nội bất đồng ý kiến về hiệp định thương mại RCEP do Trung Quốc chủ trương, khiến mục tiêu đi đến thỏa thuận vào cuối năm nay khó thể đạt được.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch trên 3,5 tỉ người, gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và 10 nước ASEAN. Việc thương lượng RCEP bắt đầu từ năm 2012, đã tạo nên động lực mới sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

mercredi 25 janvier 2017

Rút khỏi TPP : Món quà Trump tặng cho Trung Quốc



Donald Trump ký nghị định rút khỏi TPP, ngày 23/01/2017.

(Libération 25/01/2017) Bắc Kinh là kẻ thắng lớn sau quyết định hôm thứ Hai 23/01/2017 của tân tổng thống Mỹ : Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

samedi 19 novembre 2016

Mỹ không thể rút lui để Trung Quốc thống trị châu Á



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng duy trì quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ dưới thời ông Trump.

(Le Monde 19/11/2016) Đối với Philip Golub, giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, Hoa Kỳ không thể bỏ rơi các đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Là chuyên gia về quan hệ quốc tế, ông Philip Golub là một trong các tổng biên tập tại Bangkok của nhật báo Asia Times. Ông là giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, và đặc biệt đã viết cuốn Một câu chuyện khác của sức mạnh Mỹ (NXB Le Seuil, 2011) và East Asia’s Reemergence (Sự trỗi dậy trở lại của Đông Á - NXB Policy).

jeudi 2 juin 2016

« Hậu Obama »: Việt Nam sẽ thất lợi gì nếu gia tăng đàn áp nhân quyền?

TT Mỹ Barack Obama gặp các đại diện xã hội dân sự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Thực tế phũ phàng khó có thể bỏ qua là sự hiện diện lịch sử của Tổng thống Obama tại Việt Nam vào tháng 5/2016 không những không tạo cú hích cho phong trào dân chủ nhân quyền ở đất nước này, mà còn khiến không khí tranh đấu từ sôi động trở nên trầm buồn đột ngột.