Affichage des articles dont le libellé est Trái phiếu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trái phiếu. Afficher tous les articles

samedi 18 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Vạn Thịnh Phát rút ruột ngân hàng thế nào ?

 

Bài của bà Lan Vạn Thịnh Phát mình thấy không có gì mới cả, các vụ án khác liên quan tới ngân hàng như ACB, Ocean Bank đều dùng cách tương tự. Thế mà sao lại làm được 10 năm chả cơ quan chức năng nào biết?

Bài đại khái là thâu tóm lấy một vài ngân hàng, tất nhiên cũng cần vốn lớn cỡ 10 ngàn tỉ trở lên. Xong rồi rút ruột ngân hàng đó bằng cách khoản vay dưới chuẩn (kê khống tài sản thế chấp, chế ra dự án để vay...).

Nhưng họ làm được 10 năm trong khi ngân hàng vẫn luôn phát triển tốt, thì sao gọi là lừa đảo? Thấy có gì sai sai! Vì SCB cho tới lúc bị kiểm soát cũng vẫn là ngân hàng mạnh khỏe chứ đâu phải yếu kém gì? Thế là sức khỏe ảo à?

lundi 2 octobre 2023

Hà Phan - Vạn Thịnh Phát lừa đảo 30 ngàn tỉ !

 

Lãnh đạo cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an chiều nay cho hay, theo kết quả điều tra, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỉ của 42.000 nhà đầu tư thông qua gian dối trong phát hành trái phiếu.

Hơn 1,2 tỉ đô, nhà ấy thành tỉ phú đúng cmnr!

Thế này thì em Thúy Nhật Nam, anh Dũng Tân Hoàng Minh phải gọi chị Lan là cụ bà! Còn Luyện tuổi tôm gì mà chen vào đây.

samedi 25 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Khi nào ngân hàng bị phá sản?

 

Ngày 9 tháng Ba, 2023, SVB bán công trái được $21 tỉ, bị lỗ $1,8 tỉ. Những người gửi tiền mất niềm tin. Trong một ngày, họ rút ra $42 tỉ! Ngân hàng công bố dự án bán cổ phần để gây vốn $1,75 tỉ nhưng chưa kịp làm thì đã hết tiền.

Các ngân hàng Silicon Valley Bank, Signature Bank, chỉ hoạt động ở nước Mỹ, không thuộc hạng lớn; Credit Suisse ở Thụy Sĩ, một ngân hàng quốc tế, mới là “anh chị bự.” Nhưng cả ba đều lần lượt phá sản; phải được ngân hàng trung ương đứng ra cứu.

Ngân hàng Silicon Valley mới hoạt động 40 năm, tổng số tài sản $209 tỉ đô la. Credit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn trên thế giới, đã 167 tuổi, với 50.000 nhân viên, 150 cơ sở tại 50 quốc gia, tài sản trị giá 1,3 ngàn tỉ đồng franc Thụy Sĩ, khoảng $1,4 ngàn tỉ đô la.

mardi 14 février 2023

Huy Đức - Coi chừng sát thương cả nền kinh tế

 

Không ít doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đứng trước nguy cơ “mất thanh khoản”, nhưng cách nói “giải cứu doanh nghiệp BĐS” rất dễ gửi đi một thông điệp sai. Sai cho cả nhận thức của xã hội và sai cả cách tiếp cận cho người làm chính sách.

Vụ án Tân Hoàng Minh (THM) bị khởi tố vào đầu tháng 4-2022 [chưa có kết luận điều tra để chúng ta có thể biết chính xác những sai phạm của THM. Nhưng vụ án này] đã làm lung lay một định chế tài chánh cực kỳ quan trọng: trái phiếu doanh nghiệp. Kênh huy động vốn đang được các doanh nghiệp BĐS khai thác mạnh mẽ này coi như sụp đổ khi vụ án tiếp theo, Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố.

Cả thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, kênh huy động vốn trung và dài hạn vừa bị rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”, thị trường BĐS lại phải đối diện với một nguy cơ khác.

vendredi 10 février 2023

Mai Bá Kiếm - Tiền chôn vô đất có đào được đâu !

 

Báo chí đưa tin có ngân hàng lớn ôm hàng tỉ USD trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), như MB nắm giữ TPDN trị giá 46.870 tỉ đồng, Techcombank: 41.000 tỉ đồng, VPBank: 32.800 tỉ đồng, TPBank: 21.600 tỉ đồng, SHB: 13.185 tỉ đồng…

Ngân hàng Nhà nước nhiều lần yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư TPDN. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước mới coi TPDN là lĩnh vực rủi ro để đầu tư, như bất động sản và cổ phiếu!

Vậy mà, mấy thằng tiến sĩ - chuyên gia kinh tế bưng bô, đã ca tụng “TPDN là kênh dẫn vốn trung và dài hạn lớn nhất, vượt qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, sau khi anh Bãi ký nghị định 153/2020/NĐ-CP (31/12/2020) cho phép các doanh nghiệp phát hành TPDN một cách dễ dãi, không tài sản bảo đảm!

mercredi 6 avril 2022

Mai Bá Kiếm - Khi ngân hàng và công ty chứng khoán là "bà mụ" đỡ trái phiếu bất động sản !

Không riêng gì Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng, tất cả đại gia địa ốc đều khát vốn.

Nếu không được lãnh đạo thân hữu phê duyệt dự án mới, để “bán lúa non” (nền, căn hộ) gọi văn hoa là “tài sản hình thành trong tương lai”, để chiếm dụng vốn của khách hàng và vốn của ngân hàng, thì đại gia đó sẽ chết tức khắc.

Từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu siết chặt tín dụng bất động sản (BĐS) khiến doanh nghiệp địa ốc đói vốn. Rất nhiều đại gia  sang nhượng dự án dang dở cho đại gia trùm hơn vốn có nguồn rửa tiền, hay vốn từ nước lạ.

samedi 18 novembre 2017

Trung Quốc tung ra lượng tiền lớn trước căng thẳng nợ nần

Logo của Ngân hàng Trung Quốc tại một hội nghị ở Canada, 19/10/2017.


AFP hôm 17/11/2017 cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần này đã bơm số tiền tương đương 104 tỉ euro vào hệ thống tài chính, lớn nhất từ 10 tháng qua, nhằm đối phó với lãi suất trái phiếu tăng.

Trong thông cáo, PBOC giải thích muốn « duy trì ổn định tình trạng tiền mặt của hệ thống ngân hàng ». Theo các chuyên gia, chủ yếu là nhằm trấn an thị trường, sau khi lãi suất trái phiếu Nhà nước kỳ hạn 10 năm hôm thứ Ba 14/11 đã tăng lên 4%, lần đầu tiên từ ba năm qua.