Affichage des articles dont le libellé est Vùng Vịnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Vùng Vịnh. Afficher tous les articles

dimanche 4 août 2019

Iran tịch thu tàu dầu thứ ba trong vòng một tháng

Ảnh minh họa: Tàu chở dầu đi qua eo biển Ormuz, 21/12/2018.

Teheran hôm nay 04/08/2019 loan báo tịch thu một tàu dầu « nước ngoài » trong vùng Vịnh. Đây là tàu dầu thứ ba bị Iran bắt giữ trong vòng chưa đầy một tháng tại vùng biển chiến lược này, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ.

Từ Teheran, thông tín viên Shiavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :

« Chiếc tàu bị chận bắt gần đảo Farsi ở phía bắc vịnh Pecxich, nằm giữa Iran và Ả Rập Xê Út. Theo thông báo của Vệ binh Cách mạng, chiếc tàu này chở 700.000 lít dầu buôn lậu, có xuất xứ từ các nước Ả Rập trong vùng vịnh Pecxich, đi đến cảng Bouchehr. Thủy thủ đoàn gồm bảy người nước ngoài đã bị bắt, nhưng quốc tịch của chiếc tàu không được cho biết.

samedi 22 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Trump, Khamenei và Kim Jong Un



Hình ảnh chiếc máy bay không người lái bị bắn rơi trên truyền hình Iran, 21/06/2019.
(Người Việt 21/06/2019) Không ai đoán được ông Donald Trump sắp làm gì. Ông Trump biết như vậy, và cố ý làm cho người ta thấy như vậy. Đó là chiến thuật “Lấy hư làm thực, lấy thực làm hư,” theo sách Tôn Tử.
Khi nghe tin chiếc máy bay không người lái của Mỹ bị bắn rớt trong Vịnh Hormuz, ông Trump nói ngay rằng Iran đã phạm một “Lầm lẫn lớn!” Đây là một lời đe dọa rất nặng, khi một vị tổng thống Mỹ nói ra. Sau đó, ông lại nói, chắc đây là một vụ bắn lầm, ngụ ý chắc giới lãnh đạo Iran không ra lệnh nhưng thuộc cấp tự ý bắn.
Ngày hôm sau, ông Trump cho biết ông đã ra lệnh tấn công ba địa điểm ở Iran để trả đũa, nhưng sau mười phút đã quyết định thôi. Nhiều người nghĩ các hỏa tiễn sắp phát pháo hay máy bay đang trên đường tới đánh các đài radar và căn cứ phòng không ở Iran để trả đũa, nhưng sau mười phút đã được lệnh ngưng, hoặc quay trở về. Nhưng sau đó ông Trump nói rõ hơn: Ông chưa ra lệnh chuẩn bị đánh.
Ông Trump đã thành công: Không ai biết ông sẽ làm gì, sau khi gửi hai mẫu hạm và thêm 2,500 quân tới vùng Vịnh Oman và Biển Ba Tư, tất cả đều nhắm vào Iran.

Mỹ đe dọa tấn công Iran, nhưng vẫn tỏ thiện chí thương lượng

Các thủy thủ Mỹ trên hàng không mẫu hạm lớp Nimitz USS Abraham Lincoln tại vùng Biển Ả Rập ngày 16/06/2019.

Căng thẳng Mỹ-Iran lên tột đỉnh sau vụ một chiếc drone của Mỹ bị bắn hạ trong vịnh Ba Tư. Chiều hôm qua 20/06/2019, Iran công bố một số hình ảnh và cáo buộc Mỹ « gây hấn » tại Liên Hiệp Quốc. Phản ứng đầu tiên của Donald Trump là dọa trả đũa hành động mà ông gọi là « sai lầm nghiêm trọng » của Iran. Trong đêm qua, Teheran nhận được thông điệp của tổng thống Mỹ gồm hai điểm : Hoa Kỳ chuẩn bị oanh kích nhưng vẫn giữ thiện chí thương lượng.

Tình hình trong 24 giờ qua đang đi theo hướng làm tăng thêm nguy cơ chiến tranh trong vùng Vịnh. Tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ lo ngại chủ nhân Nhà Trắng sẽ bị phe diều hâu thuyết phục chọn giải pháp vũ lực. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :

« Tôi không nghĩ rằng đây là cố ý, mà ai đó vừa hèn vừa ngu đã làm việc này ». Tổng thống Mỹ dường như muốn làm giảm nhẹ trách nhiệm cho chế độ Iran sau vụ bắn hạ chiếc máy bay không người lái. 

lundi 27 mai 2019

Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Preble (DDG 88) của Mỹ đi qua Ấn Độ Dương ngày 29/03/2018.

Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về « Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ », đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ? 
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. Còn ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một hình thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, thì như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, còn trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?

Nói cách khác, ông Donald Trump có thể không phải là một tổng thống tốt cho nước Mỹ, nhưng chính sách đối với Trung Quốc của ông hàm chứa các yếu tố tích cực. Cần phải có một tiếng nói cất lên để chấm dứt thái độ sai trái, không thể chấp nhận được của Bắc Kinh.
Vấn đề là ở chỗ Mỹ không hành động nhân danh lợi ích chung như trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, mà chỉ vì nước Mỹ, không quan tâm đến trật tự đa phương. Về phía châu Âu, vừa hài lòng vì rốt cuộc có được một nhân tố nặng ký lớn tiếng với Trung Quốc, lại vừa sợ đến lượt mình sẽ là mục tiêu của Washington trong tương lai.

samedi 18 mai 2019

Quân đội Iran đe dọa đánh chìm chiến hạm Mỹ, gây thêm căng thẳng

Chiến hạm Mỹ USS Lewis B. Puller triển khai trong vùng Vịnh Ả Rập ngày 11/05/2019.

Quân đội Iran có thể đánh chìm các chiến hạm Mỹ một cách dễ dàng. Đại diện Vệ binh Cộng hòa Iran hôm 17/05/2019 cảnh báo như trên, gây thêm căng thẳng trong lúc Teheran kêu gọi Bắc Kinh và Matxcơva « có những hành động cụ thể » để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran, trước tình hình « rất nguy hiểm » tại vùng Vịnh.

Ông Mohammad Saleh Jokar, viên chức Vệ binh Cộng hòa tuyên bố trước Quốc hội Iran : « Ngay cả các hỏa tiễn tầm ngắn của chúng ta cũng có thể đánh vào các chiến hạm Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Mỹ không có khả năng tài chính để tiến hành một cuộc chiến tranh mới ». Còn tướng Abdolrahim Moussavi, tổng tham mưu trưởng quân đội Iran khẳng định : « Nếu kẻ thù tính toán nhầm hoặc phạm phải sai lầm chiến lược, thì họ sẽ phải hối tiếc ».

Căng thẳng giữa Washington và Teheran đang tăng cao, từ sau các vụ phá hoại bốn tàu hàng ngoài khơi Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào cuối tuần trước. 

jeudi 16 mai 2019

Chuyên gia Pháp : Iran "chơi dao có ngày đứt tay"

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Abraham Lincoln đi qua kênh đào Suez ở Ai Cập ngày 09/05/2019.

Chuyên gia Pháp Francis Perrin : « Nếu xảy ra một vụ tấn công lớn do Iran hay các đồng minh trong khu vực như phe Houthi tiến hành, thì Teheran sẽ bị trả đũa. Các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở kỹ nghệ và dầu khí sẽ làm cho Iran đại bại ».
Libération mô tả « Tại vùng vịnh Ba Tư, nỗi sợ một cuộc chiến ». Sau cuộc khẩu chiến giữa Iran và Hoa Kỳ, Washington hôm 15/05 đã cho rút các nhân viên ngoại giao ít quan trọng ở Irak, tuy nhiên những lý do mà Mỹ đưa ra không thuyết phục được các đồng minh.

Nỗi sợ chiến tranh tại vịnh Ba Tư

Tờ báo nhận xét, lần đầu tiên giáo chủ Iran Ali Khamenei và ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng đồng ý ở một điểm : cả hai bên đều khẳng định không ai tìm kiếm chiến tranh. Trong khi đó, Washington đã ra lệnh cho các nhân viên ngoại giao không giữ vai trò thiết yếu tại đại sứ quán ở Bagdad và lãnh sự quán Erbil về nước. 

Cùng ngày, bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân không nên đến Irak do « nhiều nhóm khủng bố và nổi dậy, dân quân của các nhóm tôn giáo chống Mỹ ». Tuy không nêu đích danh Iran, nhưng từ nhiều ngày qua, Hoa Kỳ đã cho biết Irak có thể trở thành chiến trường của một cuộc chiến ủy nhiệm - Teheran có lực lượng dân quân Shia rất mạnh tại đây.

dimanche 11 juin 2017

Washington can thiệp vào khủng hoảng vùng Vịnh

Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al Thani hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ryad ngày 21/05/2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 09/06/2017, đã thúc giục Qatar « ngưng ngay lập tức việc tài trợ cho khủng bố », đồng thời kêu gọi quốc gia đang bị Ả Rập Xê Út và các đồng minh phong tỏa chống lại các phong trào cực đoan.
Nhà Trắng, bộ Ngoại giao Mỹ rồi đến Lầu Năm Góc lần lượt đưa ra những tuyên bố nhằm can thiệp vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy tại vùng Vịnh, sau nhiều ngày tỏ thái độ nhập nhằng, thậm chí mâu thuẫn nhau.

lundi 5 juin 2017

Ả Rập Xê Út và các đồng minh tố Qatar «ủng hộ khủng bố» và cắt đứt quan hệ ngoại giao

Hàng đầu từ phải sang trái: Lãnh đạo Jordanie, Ả Rập Xê Út, Hoa Kỳ, CTVQARTN, Qatar tại Ryad ngày 21/05/2017.

Bão tố ngoại giao ở Trung Đông : ngày 05/06/2017 Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein và Yemen đã cắt đứt quan hệ với Qatar với lý do nước này « ủng hộ khủng bố ».

Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ khi Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (CCG) được thành lập năm 1981, gồm Ả Rập Xê Út, Bahrein, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Koweit, Oman và Qatar. Ba trong số các nước này cùng với Ai Cập và Yemen từ sáng sớm hôm nay đã lần lượt loan báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì « ủng hộ khủng bố », như Al Qaida, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) và Huynh đệ Hồi giáo.