Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles

mardi 23 avril 2024

Hoàng Dũng - Cuốn “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc đang bị giam lỏng !


Anh Bùi Vĩnh Phúc nhờ tôi gửi tặng cho các anh Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên mỗi người một cuốn “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương”. Tôi gửi qua Bưu cục Him Lam, TP HCM, hôm 02/04. Hơn chục ngày sau, sách vẫn chưa đến người nhận.

Ra bưu điện khiếu nại, được trả lời là để người ta xem lại. Sáng nay, sau hơn 20 ngày tính từ ngày gửi, lại ra bưu điện. Lần này được trả lời rằng sách bị giữ lại để "kiểm tra nội dung", chứ không phải đi lạc!

Bưu điện nhớ rằng khi nhận tiền tôi trả, tức là đã ký một hợp đồng, theo đó bưu điện phải đưa bưu phẩm đến địa chỉ đã ghi.

dimanche 21 avril 2024

Nguyễn Hữu Việt Hưng - Tố Như là ai?

Thứ Ba 16/4/2024 tôi dạy Đại số tuyến tính ở lớp K68 Khoa Toán, hệ chính quy. Chủ đề của tiết học là biểu thức tọa độ của một dạng toàn phương. Câu hỏi tự nhiên là khi thay đổi cơ sở (và do đó thay đổi tọa độ) thì biểu thức ấy thay đổi thế nào?

Để chuẩn bị cho câu trả lời, tôi kiểm tra kiến thức của sinh viên. Tôi hỏi: Hãy nêu định nghĩa Ma trận chuyển từ một cơ sở tới một cơ sở khác? Và tôi mời một nữ sinh viên (xinh đẹp) trả lời câu hỏi này. Cô sinh viên không biết. Điều này không có gì bất ngờ đối với tôi.

Sinh viên K68 đang học năm thứ nhất. Tôi hỏi tiếp: Hồi phổ thông em học trường nào? (Tôi muốn kiểm tra sinh viên có học phổ thông ở một nơi hẻo lánh không.) Cô sinh viên trả lời: Em học cấp 3 ở trường Nguyễn Du, thành phố Bắc Ninh.

Thọ Nguyễn - Bà mẹ của Đặng Thùy Trâm và câu chuyện tình người xung quanh cuốn nhật ký

 

Sau tết Kỷ Hợi năm 2019 tôi đến thăm bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Quyển “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã khiến tôi bằng mọi cách gặp bà.

Ở Việt Nam sách này được bán ra 500.000 lần. Nó được dịch ra 16 ngôn ngữ và xuất bản trên 20 nước. Bản tiếng Anh có tên là: "Last night, I dreamed of peace” (Đêm qua em mơ thấy hòa bình). Người ta gọi cuốn sách này là “Nhật ký Anne Frank” của Việt Nam.

Khác với "Nhật ký Anne Frank“, những quyển sổ của Đặng Thùy Trâm được phát hiện, lưu giữ, và được trả về với gia đình bà Ngọc Trâm bởi những người lính từng là kẻ thù của chị. Những trang nhật ký tràn ngập lý tưởng cộng sản, hừng hực khí thế “căm thù Mỹ -Ngụy” được cả những người lính Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trân trọng, nâng niu vì bên trong những lời lẽ bồng bột của tuổi trẻ là một tâm hồn trong sáng, bình dị và chân thật.

Thái Vũ - Về cái gọi là bánh chưng

 

Hình trên là miếng bánh chưng.

Các hình tiếp theo là cái gì, để cho người hay vua Hùng ăn thì tôi xin để các bạn tự định nghĩa.

Học nấu ăn, trong phần Buffet sẽ có chương nói về Visual characteristics of food, bàn về màu sắc, hình ảnh kết cấu (texture), độ bóng (glossiness), cấu trúc bề mặt (surfce structure), kích thước (size) hình dáng (shape)... của một món ăn ảnh hưởng thế nào tới cảm giác, ấn tượng đầu tiên của thực khách.

Phan Đại - Giỡn mặt Tổ!

 

Bánh chưng khổng lồ giỗ Tổ - Kệch cỡm tư duy văn hóa ẩm thực

Lát sắn mốc hấp - Giá trị trị hoài niệm hơn một món ăn

1. Năm nay giỗ Tổ Hùng Vương người ta lại dâng bánh chưng 7 tấn, bánh dày 3 tấn. Cách đây cũng lâu rồi, khi đó cái bánh dày dâng vua hình như nặng chỉ 1 tấn. Tôi chen lấn giữa đoàn người chật cứng sán vào xin chút lộc bánh khổng lồ. Thề luôn, lúc chen được tới nơi trước mắt nó không phải cái bánh dầy mà là một đống bầy nhầy nát choét. Tôi không dám thụ lộc cũng ko dám chia sẻ ý kiến gì nhưng ám ảnh với cái đống không hình dung là đồ ăn đấy.

Năm nay lại dâng bánh khổng lồ, tôi tin rằng nếu vua Hùng có thiêng thì kiểu gì cũng có đứa gẫy răng cho xem.

jeudi 18 avril 2024

Huỳnh Chí Viễn - Quấy rối tình dục là biểu hiện của sự thiếu nam tính


Mười bốn năm trước khi tôi chuẩn bị xuất bản tác phẩm đầu tay “The Beatles - Nửa thế kỷ, một huyền thoại”, tôi có nhờ sự giúp đỡ về khâu xin giấy phép và xuất bản từ một nhà văn thuộc hàng tiền bối và cũng khá nổi tiếng.

Tất nhiên, đã là nhờ vả thì phải có chuyện mời đi ăn uống xã giao. Mỗi lần các thủ tục xin bản quyền và giấy phép xuất bản xong khâu nào thì tôi lại mời ông đi ăn để đáp lễ và sẵn tiện bàn bước tiếp theo. Vì ông đáng tuổi cha chú nên tôi thường chọn những quán ăn có phong cách trang nhã lịch sự, vừa để có thể yên tĩnh bàn công việc vừa thể hiện sự tôn trọng đối với ông. Nhưng một hai lần như vậy ông có vẻ không thích và đề nghị để ông dẫn đến quán quen.

Đó là một quán nhậu cao cấp với các nữ tiếp thị bia mặc váy rất ngắn và áo khoét rất sâu. Thấy ông, các nữ tiếp viên vây quanh cười nói tíu tít như có vẻ rất thân thiết rồi bắt đầu khui bia, đập khăn lạnh lau mặt và cười đùa cợt nhả. Thấy tôi có vẻ không thoải mái, ông đùa bảo: “Cứ thoải mái lên, tự nhiên như ở nhà đi cháu. Bác không méc người yêu cháu đâu!

Dạ Thảo Phương - Không là không


Khi nghe câu chuyện về cô gái ấy, hơn tám giờ tối mới tìm cách thoát được ra khỏi phòng vị giám đốc nhiều chữ, tôi lập tức xác định tôi đứng bên cô và người nhà của cô.

Tôi có thời gian làm việc cùng phòng ban với anh ta trong một tờ báo lớn. Giữa tôi và anh ta chưa từng có một xích mích nào. Anh ta chưa bao giờ viết/ biên tập một điều ngu ngốc cho bạn đọc, chưa bao giờ làm một điều khuất tất với đồng nghiệp hay cộng tác viên.

Giữa tôi và anh ta còn có không thể đếm hết những người quen - bạn bè chung, là các nhà văn, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ. 

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Về Nhã Nam

Trước tiên, mình cần đưa ra minh bạch thông tin rằng mình chưa từng có mối liên hệ thân thuộc nào với giới xuất bản sách tại Việt Nam. Mình không có ý định xuất bản sách ở Việt Nam trong dài hạn (vì khả năng cao là không bán được, mà chắc cũng không được cấp phép xuất bản ngay từ vòng gửi xe).

Vì vậy, post này là để chia sẻ vì có quá nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về câu chuyện này, không nhằm mục tiêu té nước theo mưa hay hạ bệ thành tựu và đóng góp của Nhã Nam.

(1) Vài góp ý về lời xin lỗi

Các bạn trẻ hiện nay có nhiều trải nghiệm hơn, hiểu biết về tâm lý học hơn, và thậm chí cũng “cynical” hơn chúng ta nhiều. Cách giải quyết có tính thỏa hiệp, cộng sinh, “anh cơm tôi cháo”… cũng không còn được các bạn ưa chuộng.

Nickie Tran - Những Tô Phở Tìm Đường Vượt Biển


Hôm trước đăng bài review phở, có bạn vô chỉ ra tô phở 54 và tô phở 75 khác nhau như thế nào. Tự nhiên cả đêm nghĩ về những con số đến độ không ngủ được.

Còn nhớ lúc mới qua Mỹ, thành phố nhỏ xíu miền Mid West gần như vắng bóng người Việt.  Nghe bạn bè trong trường kể có chị Việt Nam nào đó mở nhà hàng ở gần trường. Gần đây là 4 miles ; 0.6 mile là 1 cây số. Thế là đứa con nít để dành tiền đi bộ gần 7 cây số để đi tìm tô phở như phở nhà bà Hải bắc kỳ hồi nhỏ má hay dắt đi ăn. Đến nơi mới biết chị đó người Việt nhưng lại bán đồ Tàu phiên bản Mỹ. Đến giờ còn nhớ khuôn mặt ngạc nhiên của chỉ khi bước vô nhà hàng thì thầm : Chị bán em tô phở.

Rồi sau đó ăn đủ thứ phiên bản của phở. Phiên bản miền Bắc (Mỹ) lạt lẽo loe hoe vài cọng rau giá. Phiên bản miền Nam (Mỹ) ê hề thịt và mùi vị quê hương đến mức mà nhiều tô phở mình thấy còn ngon hơn ở xứ Việt. Rồi lại ăn tô phở quận 13 của Paris hay tô phở gà lạc lõng ở quận 8, xa hẳn cộng đồng người Việt nhưng lại đúng vị đậm đà điểm xuyết thêm tí lá chanh.

mardi 16 avril 2024

Đỗ Hùng - Cảm tình viên (The Sympathizer)


Tập 1 xem khá ấn tượng, nhưng cảm giác phim điện ảnh hơn là ti vi.

1. Cô Kỳ Duyên đẹp và thoát hẳn chất người dẫn chương trình.

2. Giọng Bắc 54 của một số nhân vật phụ nữ Sài Gòn (như nhân vật cô Kiều Chinh đóng) nghe hay.

3. Giọng mấy người còn lại nói tiếng Việt lơ lớ.

4. Tiếng Việt (nói) có vẻ được dịch từ kịch bản tiếng Anh sang nên khá gượng. Nhân vật Phan Xi Nê đóng nói những câu lúc tra tấn cô giao liên Việt Cộng nghe như đang diễn kịch. Cô giao liên Việt Cộng bị tra tấn mà nói “Sài Gòn thất thủ” nghe không ổn lắm, “sụp đổ” nghe ổn hơn.

Bùi Chí Vinh - Khỏi cầu mưa gọi nắng


Không cn phi gi nng

Nng quá khng khiếp ri

Toàn min Tây hn hán

Vì cơn nng khô môi

Đang thèm git mưa rơi

Thì li đi gi nng

Mt đường nha bc hơi

C Sài Gòn chết lng

lundi 15 avril 2024

Thiếu Khanh - Bước đầu tiên


Gần đây, trên VTV xuất hiện một nam phát thanh viên, mà mỗi ngày vào đầu một chương trình gì đó, anh ta lại hăm hở thông báo một “phát hiện” mới mẻ như một chân lý. Rằng “những cuộc hành trình vạn dặm đều bắt đầu từ những bước chân.”

Mình nghe đi nghe lại thấy dường như có gì đó thiêu thiếu: Nói vậy, nếu không bắt đầu từ những bước chân thì không ai làm được cuộc hành trình vạn dặm nào sao? Hoặc không có cuộc hành trình vạn dặm nào không cần phải đi bằng chân sao?

Thời đại ngày nay, các phương tiện giao thông rất phát triển, đâu có còn ai đi bộ những đoạn đường vài trăm mét, nói chi đường xa vạn dặm.

Lưu Trọng Văn - Khát vọng sống

Lê Kiên Thành ra mắt sách Khoảnh khắc sống với 15 tranh của Thành Chương.

Chương lúc đầu từ chối vẽ tranh cho sách của Thành vì không ưa, và không tin đám con ông cháu cha có thể viết một cái gì nên hồn. Nguyễn Quang Thiều bảo, thì anh cứ đọc đã rồi từ chối không muộn.

Nể Thiều, Chương đọc và như Chương nói lập tức bị cuốn hút bởi chuyện đời sống của những con người bình thường với một văn phong dung dị, chân thực. Vậy là Chương vẽ không hề minh họa mà thể hiện cách nghĩ của riêng mình về những mảnh đời thường ấy. Họ gặp nhau ở tấm lòng.

dimanche 14 avril 2024

Phạm Lưu Vũ - Địa danh (tiếp theo)

 

Thì ra việc “nhập tách” do một mụ đàn bà đứng tên đề xuất nằm trong gói 350.000 tỉ “chấn hưng văn hóa”.

Hàng loạt địa danh bị cắt cúp, nhập nhèm, lịch sử bị bôi mờ, văn hóa bị xóa dấu vết… Nhưng chỉ là tạm thôi, bởi đó là những thứ mà sức của một vài, chứ hàng trăm hạng đàn bà, đàn ông nghiệt chủng kia cũng không làm nổi. Có chăng họ chỉ làm văn hóa của sơn hà đại địa này bị “chấn thương” một thời gian mà thôi.

Bởi vì, như bài trước đã viết, địa danh là phong thủy, là văn hóa, cũng như địa đại… đều do “tâm tạo”, nhưng là tâm “bất tương ưng hành”. Tâm bất tương ưng hành chính là tâm linh, rất vi tế và màu nhiệm, chứ không phải ý chí thô kệch, chủ quan của một nhúm cá thể ngồi trong buồng Diên Hồng. Họ chỉ có thể “tạo nghiệp” cho chính họ, nếu nhắm mắt liều lĩnh, dám bức tử địa danh, thì lịch sử sẽ không tha, tâm linh sẽ không tha.

samedi 13 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Trăm Năm, Bánh Croissant

Chắc chắn, bất cứ ai trong chúng ta, trước nay qua đời mình cũng từng cầm loại bánh này nhiều lần. Hình thức và nội dung của nó có thể rất khác nhau ở xứ Việt, to nhỏ, giòn hay mềm, có nhân phô-ma hay không nhưng tựu trung, trước sau nó vẫn chỉ có hai cái tên phổ biến: Croissant, hoặc “con Cua” (Crabe). (1)

... Điều buồn cười nhất, bây giờ nếu bạn đi mua loại bánh này nơi những lò bánh mì đã “Việt hóa” 100 % hoặc những xe bánh mì thịt, thậm chí nơi cả những tiệm bánh ngọt không thấy có “yếu tố Pháp”. Khi bạn nói: “Bán cho tôi một cái bánh croissant”, người ta sẽ nghệt mặt ra. Nhưng nếu bạn nói: “Cho tôi một cái bánh con Cua”, chắc chắn ai cũng biết nó là cái gì.

Thật đấy, bạn cứ vào tiệm Chả Nghĩa ở Nguyễn Đình Chiểu, tiệm bánh mì Hà Nội ở Nguyễn Thiện Thuật hay nhan nhản bao nơi khác, bạn cứ nói chữ “croissant” xem, để tự kiểm chứng. Không phải là nỗi buồn vì bây giờ, người ta – mà không ít người đã đứng tuổi – đã không biết chữ “croissant” nghĩa là gì. Mà là một phân vân, về cả nền văn hóa mà người Pháp đã dày công vun đắp ở đây từ cả trăm năm ấy, nay cũng đã thành bụi thời gian.

Huy Nguyễn - Xuất hiện dị nhân có khả năng cầu mưa?

Thực ra ông Lê Minh Hoàng này được báo chí đưa lên từ hồi 2013. Ông ấy đi các bộ ngành đòi chi tiền để ông ấy cầu mưa và đuổi bão.

Không ai trả tiền cho ông ấy nên ông ấy giận không làm việc không công nữa. Ở ẩn 10 năm giờ nhờ tiến sĩ Điệp mà ông ấy lại nổi lên tiếp.

Ông Hoàng có thể mắc bệnh hoang tưởng, nhưng ông Điệp đường đường là giám đốc một trung tâm khoa học công nghệ mà lại ra văn bản đề nghị này thì thật khó hiểu. Trong văn bản mặc dù có nêu rằng khả năng của ông Hoàng chưa được kiểm chứng - Chưa kiểm chứng sao lại làm công văn đề nghị một cách trịnh trọng như vậy đến cơ quan chức năng ?

Bùi Chí Vinh - Dốt từ trên xuống dưới


Tưởng thng th v dt

Phong trào thành "phong chào"

Ai dè báo cũng dt

Chính thành "trính" ch sao

C nước thi nhau dt

Quên sách v thánh hin

Thi văn hay ch tt

Đã ln sòng đo điên

vendredi 12 avril 2024

Nguyễn Thông - Chuyện đời còn nóng (1)

 

Ở tỉnh Đồng Nai, người ta vừa bắt được quả tang hai người đàn ông khỏe mạnh đang đổ thuốc trừ sâu cực độc xuống sông, làm cho cá chết, sau đó vớt cá đem đi bán. Họ khai thường xuyên "đánh cá" kiểu này.

Nói thật, ác và ngu không thể tả. Con người là loài thú ác nhất trong muôn loài.

Nó (hai tên đánh cá kia) thừa biết đổ thuốc độc xuống sông sẽ tai hại như thế nào, biết ai ăn phải cá nhiễm độc kia sẽ tai hại thế nào, nhưng chúng phớt lờ tất. Còn có xã hội nào đẻ ra thứ người như thế không?

jeudi 11 avril 2024

Thái Hạo - Địa danh, một di sản văn hóa

Có lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.

Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.

Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh. Khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.

Nguyễn Ngọc Chu - Nghịch lý ở Vinh : Hiếu học mà không đủ trường để học

1. KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI

Trường trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng – Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 01/09/1920, là trường danh tiếng thuộc bậc nhất của Bắc Trung Bộ trong nửa đầu và giữa thế kỷ 20, là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Thanh – Nghệ - Tĩnh.

Trường THPT thứ hai ra đời ở Vinh là Trường vừa học vừa làm Nghệ An, nay là trường THPT Hà Huy Tập, được thành lập ngày 22/12/1975, 55 năm sau trường Trường Quốc học Vinh.

Trường THPT thứ ba ở Vinh là Trường Cấp 3 Vinh 2 thành lập năm 1976, năm 1977 mới đi vào hoạt động, năm 1979 đổi tên là Trường Cấp 3 Vinh 3, nay là Trường THPT Lê Viết Thuật.