Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles

lundi 18 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Cái nghĩa cái tình

 

Ông Dương Văn An, bí thư Bình Thuận được Bộ Chính trị điều ra thay bà Lan ở Vĩnh Phúc.

Gã luôn có ấn tượng tốt đẹp về ông bí thư trẻ và đa cảm này, khi ông quyết liệt đấu tranh bảo vệ khu rừng nguyên sinh 32 hecta ngay trong lòng thành phố Phan Thiết, chống lại mọi cám dỗ của các thế lực lợi ích nhóm hùng mạnh muốn xẻ thịt khu rừng đó thành khu đô thị.

Đọc lời chia tay với người Dân và vùng đất Bình Thuận của ông An trên Facebook cá nhân, thấy thấm đẫm cái nghĩa cái tình.

Bùi Chí Vinh - Phật sống, Phật chết

 

Các ngươi bàn v tu luyn

Đa Đi Tha, đa Tiu Tha

Đa nào cũng sp thành Pht

Ch mình ta còn gươm khua

dimanche 17 mars 2024

Tạ Duy Anh - Vài chuyện nhỏ tí về Đài Loan

 

Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới...thì ai hầu như cũng đã biết qua.

Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.

Đây là lần thứ hai tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo"  nhất nước.

samedi 16 mars 2024

Chu Mộng Long - Phật tổ hiển linh

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Thích Cúng Dường vơ cả đống tiền cúng dường vào bao bố rồi lui gót về trai phòng. Ngài đếm tiền đến mỏi tay, méo miệng rồi lăn ra ngủ. Trong giấc nồng, ngài lảm nhảm câu: "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật".

Dưới ngọn nến lung linh, bàn tay tượng Đức Phật bỗng động cựa rồi kéo dài ra, búng một phát vào tai Thích Cúng Dường:

- Này Thích Cúng Dường! Trong thập hiệu người đời đặt cho ta có danh hiệu là Ứng Cúng, tức A La Hán, nghĩa là người đáng được cúng dường. Tất nhiên là cúng dường khi ta còn sống bằng thân xác chứ nhập Niết Bàn rồi ta có cần ăn đâu mà cúng? Tại sao ngươi toàn đòi chúng sinh cúng dường?

Trần Thị Sánh - Họ có thật « cùng xương thịt với nhân dân » ?

 

Hôm qua trên mạng xã hội, rất nhiều người bực tức và thất vọng kêu lên: Không tin được ai, không tin được thằng nào, con nào !

Thậm chí, có ông nhà văn nổi tiếng còn dùng động từ mạnh hơn, quyết liệt hơn để diễn tả nỗi thất vọng và bức bối của mình là: Éo tin thằng nào, con nào nữa, tin nhầm người, chọn nhầm người rồi.

Quả đúng thế thật. Đêm qua mình gần như không ngủ, cứ miên man suy nghĩ và buồn. Nhiều câu hỏi tại sao, vì sao cứ nhảy múa trong đầu mình. Và cuối cùng lại tự trả lời là vì tham, vì tối mắt vì tiền, vì suy thoái phẩm chất đạo đức cho dù chúng làm đến chức gì, to đến đâu cũng thế thôi.

Chu Mộng Long - Đại tăng Thích Chân Quang rủa sả người câu cá

 

Đại tăng Thích Chân Quang khi giảng về nhân quả và nghiệp báo, có dẫn trường hợp về người câu cá.

Ngài nói, đại ý, hình ảnh người câu cá trông có vẻ thanh tao, thơ mộng, tư thế ung dung giữa mây nước như thần tiên. Nhưng thực chất là kẻ lừa đảo. Móc con trùn vào lưỡi câu, lừa cá đến ăn rồi giật toét mồm cá ra. Những kẻ ấy ắt bị nghiệp báo là lở mồm toét họng ra...

Nhiều bạn bình rằng ngài đã rủa sả các bậc tiền nhân và những người làm nghề câu cá. Tôi thì chột dạ khi thấy trong bộ sưu tập hình ảnh Bác Hồ, có hình ảnh lãnh tụ ngồi câu cá.

jeudi 14 mars 2024

Đoàn Bảo Châu - Một sự thật rất đáng buồn!

 

Tôi hy vọng những người làm trong hệ thống nhìn thấy con số này, và tự hỏi điều gì đang diễn ra. Tại sao những người này có học, có vị trí trong xã hội mà còn bỏ nước ra đi.

Đấy là thành phần có học, còn tầng lớp lao động thì khao khát được xuất khẩu.

Đây là số liệu của một huyện:

mardi 12 mars 2024

Phùng Hồ - Viếng bạn học cũ « xấu số »

Sáng 10/03/2024, bốn anh em chúng tôi: Phùng Hồ, Vũ Như Cương, Trịnh Đức Cường và Phạm Gia Ngữ, được con tôi là Hồ Hải lái xe đưa đi thăm gia đình người bạn học cũ “xấu số”, anh Trịnh Văn Khải (1938-1993).

Anh Khải người làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, năm 1959 cùng chúng tôi thi vào khoa Vật lý, khóa 4, trường Đại học Tổng hợp, rồi được chọn sang trường Chuyên tu Ngoại ngữ Gia Lâm học tiếng Nga và tháng 8/1960 sang học khoa Vật lý trường Đại học Tổng hợp Kiev, Ucrain (Liên Xô).

Vì ở trường Đại học Tổng hợp Kievhai năm đầu người ta dạy bằng tiếng Ukraina, nên 13 anh em lưu học sinh khoa Vật lý Việt Nam và số anh em lưu học sinh Trung Quốc học chung trong một lớp dạy bằng tiếng Nga. Nhưng học xong năm thứ nhất vào khoảng tháng 6/1961 anh Khải nhận được thông báo lên Matxcơva về nước, cả anh Khải và chúng tôi không biết lý do.

Thọ Nguyễn - Miền riêng tư và trách nhiệm của tự do

 

Ngày nay miền riêng tư (tiếng Anh = Privacy, tiếng Đức = Privatsphäre) đã trở thành tài sản bất khả xâm phạm của mỗi con người. Giá trị tài sản này phát triển cùng xã hội.

Thời nguyên thủy con người ăn lông ở lỗ hầu như chẳng có gì là riêng tư. Người nô lệ và các con dân dưới thời phong kiến không chỉ bị kẻ cai trị tước đoạt các quyền riêng tư ; mà mọi quan hệ trai gái, gia đình, mọi thói quen bẩm sinh đều bị xã hội để ý và thậm chí bị áp đặt, bị trừng phạt.

Khi thời đại công nghiệp cần đến những con người tự do để bán sức lao động và sáng tạo, tự do cá nhân và kèm theo đó là miền riêng tư dần dần được coi trọng, được bảo vệ rồi mở rộng. Mọi chế độ: Tư bản hoang dã, tư bản phúc lợi, chuyên chính vô sản, độc tài quân sự và kể cả các nền quân chủ hiện nay đều ghi trong hiến pháp quyền tự do sở hữu, tự do thân thể, tự do hội họp, tự do tư tưởng v.v… và v.v…tức là công nhận quyền riêng tư của công dân. Nhà nước có đảm bảo các quyền đó hay không là việc khác.

lundi 11 mars 2024

Nguyễn Đình Bổn - Cam Lộ-La Sơn : Sẽ còn bao nhiêu người chết oan ?

 

Thêm một tai nạn thảm khốc trên "cao tốc" này!

Nhiều con bò cho rằng tai nạn là do người điều khiển xe và ở Mỹ, Pháp, Nhật, Canada... cũng có những "cao tốc" hai làn xe.

Thì đúng là ở những nước đó có đường hai làn xe. Nhưng không phải vì họ không có tiền xây nhiều làn hơn, mà đó là các con đường hẻo lánh, xa xa mới có một chiếc xe chạy.

Lưu Trọng Văn - Ai góp phần gây nên cái chết người nhặt ve chai ?

 

Cao tốc chỉ dành cho xe hơi. Xe hơi chạy trên cao tốc chỉ dừng ở trạm dừng khẩn cấp hoặc trạm nghỉ. Vậy người đàn ông quê Bình Thuận đi xe đạp dọc cao tốc nhặt ve chai - những chai nhựa đựng nước, những lon kim loại đựng nước từ đâu mà có?

Quá rõ, từ chính những kẻ vô văn hóa trên các xe hơi- xe đò, xe tải, xe du lịch, xe chở ai đó rong chơi, ai đó công tác vứt xuống.

Nếu không có những kẻ vô văn hóa này, thì người đàn ông cơ cực kia sẽ không liều mạng trong đêm tối đi nhặt ve chai kiếm sống, để rồi đón nhận một cái kết bi thảm.

Thái Hạo - Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Năm 2016 tôi chuyển chỗ ở lần nữa, sau khi quyết định nghỉ dạy học, về vườn làm nông dân. Đó là một khu vườn ở ngoại ô, thưa vắng nhà, có cả cao su, hồ tiêu, cây trái và một “rừng” trúc hoang sơ đẹp như mộng.

Trong khu vườn ấy còn có hai chiếc ao, một ao đáy đá ong, nước trong xanh có thể vo gạo, rửa rau; ao còn lại thì bùn sâu, lội xuống ngập quá đùi. Dưới cái ao thứ hai này là súng, những bông súng to lớn, tối đến là bung nở như hàng trăm chiếc đèn hoa đăng, lung linh dưới trăng sao.

Tôi trồng thêm sen, có cả thảy ba giống, sen ta và “sen tây”, sen hồng và sen trắng, cánh đơn và cánh kép. Chẳng mấy chốc, sen đã mọc kín mặt ao, hoa lừng lững mọc lên, kiêu hãnh nở tràn. Tôi bắc một cây cầu vươn ra gần giữa ao, làm sạp để ngồi, dưới tán sung sum suê xanh mướt.

Đặng Chương Ngạn -Trà và tự do

 

Những ngày gần đây, mọi người đang bàn nhiều về trà đạo.

Tôi nhớ mình từng là một kẻ nghiện trà.

Tôi không nghiện rượu, không hút thuốc, nhưng nghiện trà. Tôi rất thích câu chuyện của Nguyễn Tuân về một gã ăn mày khi được mời trà dám thưa với chủ nhà: "Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu".

Tôi uống trà ngon. Và, khi không có trà ngon vẫn cố kiếm một cốc trà nóng. Không uống được trà đá, trà nguội, trà ướp các thứ hương vị.

dimanche 10 mars 2024

Trung Dũng - Lỡ dại trà thiền

 

Sau khi dự buổi trà thiền Việt Nam, lúc lên xe, bạn gái Paula Hurd hỏi tỉ phú Bill Gates:

- Anh thấy thế nào?

- Chả có cái dại nào hơn cái dại nào...

- Áo anh si? (Í lộn, ý anh là sao)

Đỗ Duy Ngọc - Một chuyện ở Xóm Cụt

 

(Để nhớ mùa đại dịch Covid ở Sài Gòn 2021)

Khu dân cư đó người ta gọi tên là Xóm Cụt. Nó cách đường lộ khoảng cây số, đi vào bốn cái xuyệt thì mới đến xóm.

Xóm Cụt nằm mép bờ kinh, đây đó vẫn còn những bụi cây xơ xác không lớn nổi vì nắng và vì nước kênh đầy ô nhiễm. Xóm có khoảng hơn hai ba chục nóc nhà, toàn nghèo.

Từ lộ vào, đầu đường có dãy nhà lầu hai ba tầng, đi vô nữa là những căn nhà trệt, qua ba bốn đường vòng chỉ thấy mấy nhà tôn và khi đến xóm cụt thì toàn nhà lá, nhà tạm bợ như những cái lều chăn vịt đắp bằng bìa, bằng bạt nhựa, bằng những tấm thép han rỉ. Người không quen lọt vào đây sẽ ngửi thấy mùi thum thủm của những vũng nước tù đọng, mùi thối khẳm của mấy đống rác trộn lẫn mùi hôi của dòng nước đen kịt từ bờ kinh xông lên.

Hà Phan - Kinh doanh nỗi sợ hãi

 

Người kinh doanh tâm linh khoét sâu vào sợ hãi, sùng bái mê muội thần thánh kiếp sau trả nghiệp, phù hộ tốt đẹp kiếp này...

Kẻ kinh doanh y dược đánh vào nỗi lo bệnh tật, chết chóc.

Các tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng, sửa sang săn sóc sắc đẹp kiếm tiền từ sợ già, xấu, yếu đuối và mong được "cải lão" hoàn đồng, xinh đẹp thái quá!

Lê Phương - Chi bằng học!

 

Tôi nghe ông nghệ nhân trà tên Sướng ba hoa chích chòe với Bill Gates về trà Việt Nam phải ướp 500 cái hoa sen mới có mùi thơm, trà đạo Việt Nam blah blah… thì chỉ cười nhẹ.

Không chỉ có Việt Nam, bá tước Bergamont đã từng dùng hoa hồng ướp trà, tác giả của loại trà Earl Grey trứ danh.

Mà chẳng cần cầu kỳ gì, xé gói trà Anh bằng trà đen Sri Lanka hảo hạng, thả cái oạch vào ly nước sôi bắng sứ mỏng tang. Hương trà thơm nức, đủ mùi hoa trái thảo mộc, nước trong veo, thật là thư giãn mà chẳng cần gõ chuông, tịnh tâm gì sất.

Lê Quý Hiền - "Cô biết tôi là ai không?"

 

Một vị chức sắc be bé đi thi đang chép bài từ "phao" (chả biết đứa bỏ mẹ nào tuồn vào, giấy nguyên tờ phẳng phiu) bị em cán bộ Vụ Sau đại học làm nhiệm vụ thanh tra khi vào phòng thi phát hiện.

Em đang cầm tờ phao trên tay, thì thí sinh ngước lên hỏi :

- Cô biết tôi là ai không ?

samedi 9 mars 2024

Đoàn Nhã Văn - Người Việt

 

Hồi đó, vì công việc, tôi thường bay đi nhiều nơi. Trong một lần, đi công tác ở South Carolina, buổi chiều tôi lái xe ngang qua một thị trấn lạ, tìm một chỗ ăn.

Lái vào con đường chính của thị trấn, chạy vào một shopping nhỏ. Trên bảng ghi những cơ sở thương mại của khu này, tôi thấy có hai tiệm ăn: một Thái và một Tàu. Tôi đậu xe, đi vào hướng tiệm ăn Thái.

Khi đi ngang qua một tiệm sửa quần áo, thật bất ngờ tôi nghe tiếng một người đàn ông đang nói chuyện điện thoại. Nhìn vào, tiệm không có khách, chỉ mình ông. Tiếng của ông vang vang. Tôi ngừng lại, giả bộ cúi xuống cột dây giày, lắng nghe thử.

Đặng Chương Ngạn - Hội đồng hương ăn theo…quan

Tôi rất muốn gắn kết với đồng hương, cách đây mấy chục năm đã bỏ công đến một cuộc gặp mặt như vậy. Gần hai tiếng đồng hồ nghe các quan chức phát biểu, hết bí thư, chủ tịch, giám đốc sở...Tưởng mình đang ngồi ở một cuộc giao ban mở rộng.

Cách đây mấy năm, một ông anh nghe nói là trưởng ban trù bị cho Hội đồng hương thành phố quê hương mời vào Ban đại diện (hay Ban liên lạc, Ban chấp hành gì đó), tôi vội từ chối ngay: Em còn con nhỏ bận quá.

Hầu hết hội đồng hương bây giờ thành diễn đàn của quan và doanh nghiệp. Nó tồn tại chủ yếu ăn theo quan và doanh nghiệp.