lundi 19 février 2018

Mạc Văn Trang - Lý sự của một đảng viên « còn đảng, còn mình »



Ảnh: FB Đức Phong Hoàng

Tối qua mình được vợ chồng người bạn của con mời, đi cùng con đến ăn mừng tân gia. Anh chị mới xây được cái “đôm” mặt sàn 100m2, hai tầng và tầng áp mái với 600 mét vuông vườn.

Có hơn chục bạn bè tới dự, trong đó có đến sáu anh và một chị là học sinh chuyên toán ở mấy lò Hà Nội, quen thân nhau, rồi cùng được đi du học tại Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc vào giữa những năm 1980, rồi ở lại làm ăn, khá thành đạt... Tuy nhiên, họ coi như một thế hệ lỡ làng! Nói sơ như vậy để thấy cuộc tranh luận sắp diễn ra là giữa những người bạn, chân thành, cởi mở, thông minh, có học hành, từng trải.

Trần Trung Đạo - « Côn đồ Đặng Tiểu Bình » từng chủ trương xóa bỏ Việt Nam



Đồ tể Pôn Pốt (trái) trong chuyến thăm Bắc Kinh đươc Đặng Tiểu  Bình ủng hộ đánh Việt Nam.

Những bồi bút, văn nô của đảng trong thời gian qua xuất bản hàng loạt sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình với những cái tựa đọc lên rất dễ bị tăng xông máu như “Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình”, “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” v.v…

Lẽ ra nên có một tác phẩm kể tội ác của y đối với dân tộc Việt Nam và đặt tựa là “Côn đồ Đặng Tiểu Bình” mới đúng. “Côn đồ” là chữ y dùng để chỉ Việt Nam.

Lý do vì “Côn đồ Đặng Tiểu Bình" đã từng chủ trương xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một cuộc chiến đánh phủ đầu (preemptive war). 

Huy Đức - Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)



Giặc Tàu xâm lược bị bắt trong chiến tranh biên giới 1979.

(Bài viết đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 09/02/2009 nhưng sau đó bị rút xuống)

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi.

Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

Lưu Trọng Văn - Hà Nội học gì ở chính quyền đô thị Paris?



Nhiều người dân đến nghe giới thiệu về dự án nối dài tuyến tramway T3 tại tòa thị chính quận 17 Paris. Ảnh Mairie 17e
Bộ Chính trị đồng ý cho Hà Nội xây dựng mô hình Chính quyền đô thị. Ông Sáng giám đốc sở Nội vụ Hà Nội đề xuất nên nghiên cứu, tham khảo mô hình đô thị của Paris để học hỏi.

Gã bật cười.

Nguyễn Tiến Tường - Như một que diêm



Trong khi một số người đập bỏ, một cặp vợ chồng mang các chậu hoa bán ế ra trang trí đường phố.
1. Ngày Tết, nhiều người nhắn tin chúc mừng. Tôi không trả lời hết. Hầu hết trong số đó là những tin nhắn mẫu, hoặc video soạn sẵn, tôi không ưu tiên trả lời. Tôi cố gắng soạn từng tin nhắn riêng. Mỗi người mỗi khác. Tôi không cho phép cảm xúc và sự chân thành của mình cũng rập khuôn, công thức. 

Tôi quẩn quanh đọc, thấy anh Nguyễn Một nhắc về những hàng rào dâm bụt ngày xưa, chỉ "phân" chứ không "cách". Tôi cũng như anh, tiếc nuối về một vùng ký ức xa thẳm. Ký ức ấy, vì sao chan chứa mãi? Là vì không chỉ là cảnh, là người, là miền ấu dại mênh mông.

Ám ảnh chuyện 'đi' Tết



(Một Thế Giới 13/02/2018) Ngày 9.1.2018 tại phiên tòa xét xử mình, Trịnh Xuân Thanh một mực phủ nhận 4 tỉ đồng tiền tiêu tết nhận từ các cộng sự một thời nhưng sau đó lại có lời chẳng khác gì tự thú: “Bị cáo lúc nào cũng có nhiều túi quà người khác cho nhiều trong xe và bị cáo cũng mua quà Tết để trong xe rất nhiều”.

Đó là một thực tế, nếu không nói là một vấn nạn tồn tại nhiều năm ở nước ta.

Chẳng thế mà nhiều năm qua trước Tết Âm lịch cỡ một tháng, năm nào Ban Bí thư cũng có Chỉ thị về tổ chức Tết. Trong đó có nội dung yêu cầu các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội thực hiện chủ trương: Cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo…

Nguyen Tieu Quoc Dat - Một ví dụ về lý sự vừa ngu vừa nhược



1. Cái gì đã qua thì là quá khứ; chúng ta ko thể sống mãi trong quá khứ và ngày ngày kêu gọi hận thù - trừ khi các anh chị muốn sống như Bắc Hàn là nơi mà lãnh đạo tối ngày kêu gọi thù hận sống chết với bọn đế quốc Mỹ sài lang.

Tổ chức tưởng niệm ko phải kêu gọi hận thù. Yêu cầu sách giáo khoa đưa tin đúng, trung thực về chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược là một yêu cầu học thuật. Đã có chương dài về chống Pháp, chống Mỹ sao lại sơ sài trong chống Trung Quốc?

Trần Trung Đạo - Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày 17 tháng 2, 1979?



Bức hình Phạm Văn Đồng chụp với chủ tịch cộng sản (CS) Campuchia Heng Samrin ngày 17 tháng 2, 1979 tại Nam Vang trong dịp Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội CS Văn Tiến Dũng cùng phái đoàn đông đảo viên chức và tướng lãnh CS thăm Campuchia. 

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN vẫn tin rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN. 

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?



Hàng vạn thanh niên nhập ngũ và lên biên giới vào năm 1979 (ảnh tư liệu).

(Dân Việt 06/02/2016) Đã đến lúc Bộ GDĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Dù đó chỉ là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống.

Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ - tên của người phụ nữ - đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”

dimanche 18 février 2018

Nguyễn Tiến Tường - 1979




Ảnh: FB Đức Bảo Phạm

Cho đến tận bây giờ, khi người Việt chuyền nhau những bông hoa sim tím nhỏ để nhắc nhớ quá khứ. Tại Trung Quốc, họ truyền nhau hình ảnh được cho là nữ tù binh Việt Nam. Nếu là thật, thì không cần nói thêm sự đê tiện của họ. Không cần kể thêm đòn thù tàn khốc họ dành cho phụ nữ trong cuộc chiến biên giới 1979.

Tôi không nói về bức ảnh, tôi nói về thái độ của họ với sự thật. Dù cho tấm ảnh là thật hay không. Khi chúng ta nhắc về chiến tranh với sự uất hận, buồn bã. Bọn họ nhắc về như những thành quả, những thành quả man rợ. Họ phơi bộ mặt cho nhân loại thấy một dân tộc hung bạo, phi nghĩa. 

Lưu Trọng Văn - Chúng ta đã cùng một tiếng nói



Sáng nay lướt các trang báo chính thống chỉ lác đác vài báo có bài về ngày 17.2 lịch sử. Buồn. Đau. Thương lắm bao đồng bào, chiến sĩ của quê hương đã đổ máu hy sinh chống bọn cộng sản Trung Quốc dã man và láo xược xâm chiếm đất đai của tổ tiên mà lạnh khói hương của ai đó.

Nhưng...nhân dân không quên. Nhân dân tưởng nhớ. Hàng trăm ngàn tiếng nói của những con người bình thường cất lên trên trang Facebook của mình tạo nên một làn sóng mạnh mẽ.

Trần Đức Anh Sơn - Chỉ có 13 dòng trong sách giáo khoa về cuộc xâm lược 1979?



Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội; phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học... ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.

Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân Việt Nam, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã bị Việt Nam đẩy lùi. Ngày 18/3/1979, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc đó, tuyên bố "đã dạy cho Việt Nam một bài học" và ra lệnh rút quân.

Mai Quốc Ấn - Tháng 2/1979 & Tại sao ?



Tôi chờ đợi đến chiều tối hôm nay để viết những dòng này. Đó là sự thờ ơ của báo chí Việt Nam với cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam với quân Tàu xâm lược xảy vào tháng 2/1979.

Rất nhiều tờ báo đã im lặng và như mọi khi, mạng xã hội "lên ngôi". Chỉ có Tuổi Trẻ và Infonet, Vietnamnet là có những bài viết về cuộc chiến tranh vệ quốc bi tráng ấy trong ngày này. Nhưng Việt Nam có đến hơn 1.000 tờ báo, ấn phẩm và các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương cơ mà?

Bạch Hoàn - Lịch sử trong lòng dân



Trang nhất báo Nhân Dân năm 1979
Sáng ngày mồng 2 Tết, tôi tìm mải miết trên nhiều tờ báo xem người ta có nói gì về ngày này 39 năm trước hay không. 

Ngoài tờ Vietnamnet, Dân Trí, thì trên rất nhiều tờ báo lớn khác, có một sự im lặng không thể nào lý giải nổi. Nhiều tờ báo không một dòng nào nhắc nhớ về cuộc Chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu vào đúng ngày 17-2-1979.

Rất lâu trước, tôi nhớ có một người lính trở về từ cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc nói rằng, họ không sợ kẻ thù mà chỉ sợ bị lãng quên. 

Nguyễn Anh Tuấn - Đục bia rồi đục luôn cả thơ



Bia Khánh Khê bị đục dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" (Báo Thanh Niên)

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hy sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" - một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị. 

Và, trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ. 

Chùm thơ 17/2 Nguyễn Việt Chiến


Nhạc phẩm "Ngựa đá nơi biên ải", Quỳnh Hợp phổ thơ Nguyễn Việt Chiến
KHAI BÚT ĐẦU XUÂN CHO NGÀY 17/2

Gió biên thùy
Thổi suốt mấy ngàn năm
Đến giờ còn lạnh


Những người lính biên cương
Vẫn đội mưa, đội tuyết
Hoá đá, hóa ngàn cây
Ôm chặt núi sông này

Nguyễn Quang Thiều - Kẻ phản bội Tổ quốc




Hôm nay, ngày 17 tháng 2
Tôi sẽ thành một kẻ mù lòa, điên rồ và phản bội
Nếu đưa một bài thơ tình lên Facebook của mình


Hôm nay lúc gần sáng
Trong cơn ác mộng tôi thấy
Những con rắn đen từ phương Bắc
Lẻn vào những ngôi nhà ngỏ cửa
Của chúng ta

Đón Tết, đừng quên dưới bóng hoa đào...




Chuẩn bị mâm cúng tưởng niệm những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 ở đồn biên phòng A Mú Sung, tỉnh Lào Cai - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
(TTO 17/02/2018) - 39 năm và mãi mãi về sau, mỗi mùa xuân hoa đào nở, bên hoa đào chúng ta chúc nhau ly rượu mừng, xin đừng quên một mùa hoa đào đã rực đỏ vì thấm máu người lính.

Hình ảnh đẹp nhất những ngày này là dưới tán những cành đào đang trổ hoa rực rỡ, mọi người đang hân hoan với Tết. Bên nhánh hoa đào người ta chúc nhau lời chúc đầu xuân. Bên hoa đào dập dìu bao nhiêu hương sắc.

Giờ đây, ở dọc dặm dài biên giới Việt - Trung, hoa đào cũng đang nở rực hồng khoảng trời biên ải. Dưới bóng hoa đào ấy có mộ phần hàng ngàn người lính đã hy sinh trong 39 năm trước, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới xảy ra vào ngày này, 17-2.

Có một Việt Nam hào hùng như thế trong chiến tranh biên giới 1979



Chiến sĩ Việt Nam bắt giữ tù binh. Ảnh: Getty

(Soha 17/02/2018) Báo Quân đội Nhân dân đăng: "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…"

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương kể lại: Từ mờ sáng 17/2 đến 5/3/1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

samedi 17 février 2018

Ký ức đau thương tháng 2/1979: Quân xâm lược Trung Quốc thảm sát man rợ ở Tổng Chúp


Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

(VTC 17/02/2018) Gần 40 năm sau vụ thảm sát man rợ của những tên lính xâm lược ô hợp Trung Quốc ở Tổng Chúp (Cao Bằng), những ký ức đau thương vẫn còn nguyên trong tâm trí người từng chứng kiến.

Nước mắt tháng Hai

Dường như năm nào cũng vậy, cứ đến sáng 17/2, ông Nông Văn Bàn ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng) lại mang chai rượu, ít hoa quả, sang vách núi cách nhà mình không xa lắm, đặt xuống và ngồi lặng lẽ.

Chỗ ngồi của ông Bàn giờ đây chỉ còn là đám lách um tùm. Nhưng 39 năm về trước, đó là tổ ấm của cả gia đình ông bao gồm cả bố mẹ, các em. Buổi sáng định mệnh ấy đã lấy đi tất cả, chỉ còn mỗi mình ông sống đơn độc trên đời.